thất bại trong việc thiết lập một hệ thống tòa án độc lập và mạnh mẽ. Ủy
ban Hiến pháp đưa ra quá ít hướng dẫn vì các quan tòa cũng giống như
Solomon, tìm ra giải pháp cho cả hai bên. Kết quả là thiếu đi quyền hành
pháp tập trung, các cơ quan ở dưới như các nước cộng hòa và các tổ chức
mafia đang nổi lên, từng bước lấp chỗ trống này.
TRỞ LẠI BALTIC
Tại Đại hội Đại biểu Nhân dân, đại biểu Lithuania tham gia với tư cách
quan sát viên và không tham gia bầu cử tổng thống. Họ kêu gọi Đại hội
bình tĩnh sáng suốt đưa ra giải pháp cho các cuộc thương lượng giành độc
lập. Giống như vậy, người Estonia không bỏ phiếu bầu cử tổng thống và
chính thức đề nghị Gorbachev bắt đầu tiến hành đàm phán về nền độc lập.
Ông cương quyết chống lại: “Không thể có vấn đề đàm phán nào với
Lithuania, với Estonia hoặc Latvia.” Phản ứng của Đại hội là bác bỏ tuyên
bố độc lập của Hội đồng Tối cao Lithuania. Moskva khuyến khích các dân
tộc thiểu số ở Lithuania hãy thể hiện quyền lực của họ và chống lại xu
hướng ly khai. Chủ trương công khai, cuối cùng chỉ là phương tiện tuyên
truyền cho các quan điểm của trung ương mà thôi.
Ngày 23/3, toàn bộ các nhà ngoại giao được lệnh rời khỏi Lithuania
trong vòng 12 giờ (Mỹ cũng có hai quan sát viên ở đây) và các phóng viên
báo chí được thông báo hoãn các chuyến đi thăm vùng này. Căng thẳng đã
bắt đầu. Người Mỹ khuyến khích đối thoại nhưng Landsbergis chỉ chấp
nhận thương lượng trên tư cách một nước có chủ quyền, còn Moskva chỉ
thương lượng trong trường hợp nước cộng hòa này rút lại tuyên bố về độc
lập. Trong khi Washington làm ngơ trước vụ tàn sát ở Baku, tình hình đổ
máu ở Lithuania sẽ đặt dấu chấm dứt quá trình hợp tác giữa hai cường
quốc.
Bộ luật chờ đợi từ lâu quy định về vấn đề ly khai cuối cùng cũng được
thông qua và Tổng thống Gorbachev đã ký vào ngày 3/4. Mục đích của luật
này biến việc ly khai thành một thủ tục kéo dài và phức tạp đến mức trên