quyền lực tối cao trong tay một cá nhân, mà lúc này người đó chính là
Mikhail Sergeevich Gorbachev. Các đại biểu khác lại bảo vệ Gorbachev, họ
cho rằng ông đã giành được quyền lực cá nhân tuyệt đối năm năm trước.
Ông cũng mong muốn các điều kiện khác nữa nhưng đơn giản vì không có
thời gian để tham dự các cuộc bầu cử tổng thống. Một đại biểu khác lo sợ
Gorbachev có thể sẽ thâu tóm mọi quyền lực: “Nó đe dọa tiến trình dân chủ
hoá… có nguy cơ quay lại chế độ độc tài, các nguyên tắc dân chủ bị phá
vỡ… không ai nghe ai cả.”
Nursultan Nazarbaev, Bí thư thứ nhất Đảng Kazakhstan đề xuất một số
việc không liên quan đến Gorbachev. Ông muốn áp dụng chế độ bầu cử
tổng thống ở nước cộng hòa này “nhằm loại bỏ các mâu thuẫn giữa khái
niệm về nhiệm kỳ tổng thống và nguyện vọng của các nước cộng hòa muốn
mở rộng thêm quyền tự trị của họ”. Trong một bài phát biểu, Nazarbaev có
ý định cắt giảm quyền lực và ảnh hưởng của trung ương. Khi cuộc bỏ phiếu
dừng lại, theo danh sách cử tri, 1.817 phiếu nhất trí chế độ bầu cử tổng
thống, 133 phiếu chống và 61 bỏ phiếu trắng. Có ba người có tên trên lá
phiếu bầu tổng thống, nhưng Nikolai Ryzhkov
và Vadim Bakatin rút lui,
Gorbachev ở lại không có đối thủ. Ông được bầu làm Tổng thống trong một
cuộc bỏ phiếu kín với 1.329 phiếu thuận, 495 phiếu chống và 313 phiếu
trắng hoặc bị coi là không hợp lệ. Điều này đại diện cho 59,1% đại biểu Đại
hội Đại biểu Nhân dân, là quá bán 50% cộng một được coi là hợp lệ. Song,
việc này cho thấy mức độ có thay đổi nhiều kể từ sau cuộc bỏ phiếu tháng
5/1989, khi ông được bầu vào chức Chủ tịch Xô viết Tối cao với 2.123
phiếu (95,6%) so với 87 phiếu còn lại.
Một vấn đề khác tại Đại hội là liệu “người được bầu vào chức vụ Tổng
thống của Liên bang Xô viết có thể nắm các trọng trách khác trong Đảng
hoặc có chức vụ trong nhà nước không”. Cả nhóm liên khu vực và những
người bảo thủ đều phản đối và kiến nghị đòi sửa đổi Điều 127 (quyền Tổng
thống) thất bại vì 1.303 phiếu chống và chỉ 607 phiếu thuận. Một sửa đổi