đầy máu.” Hội đồng Tối cao Lithuania tuyên bố độc lập vào ngày 11/3,
đúng năm năm sau ngày Gorbachev nhậm chức tổng bí thư. Washington tái
khẳng định “quyền tự quyết hòa bình không thể bị tước bỏ của nhân dân
vùng Baltic” và thúc giục chính quyền Xô viết phải sớm tham gia vào các
cuộc thương lượng có tính xây dựng cùng chính phủ Lithuania”. Vytautas
Landsbergis được bầu làm chủ tịch, do vậy đồng thời là người đứng đầu
nhà nước. Agirdas Brazauskas là người thứ hai. Tên chính thức là nước
Cộng hòa Lithuania và các đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân tuyên bố
“tái thiết nền độc lập cho nhà nước Lithuania”. Kazimiera Pruskiene trở
thành Thủ tướng vào ngày 17/3 và Brazauskas làm Phó Thủ tướng thứ nhất.
Sự mạo hiểm của ông chia sẻ với những người bảo thủ đã đem lại kết quả
tốt và sau đó ông kế nhiệm Landsbergis làm Tổng thống nước Lithuania
độc lập.
VỊ TỔNG THỐNG ĐẦU TIÊN
Kết quả bầu Gorbachev làm Tổng thống ngày 13/3/1990 tại Đại hội
Đại biểu Nhân dân, trên cương vị chủ tịch điều hành Liên bang Xô viết là
điều đã được dự đoán. Trong phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung
ương một ngày trước đó, ông được phê chuẩn. Sự căng thẳng giữa
Gorbachev và phe cấp tiến, những người dân chủ ngày càng tăng lên rõ rệt
qua bài diễn văn của Yury Afanasev, phát ngôn thay cho Nhóm Liên Khu
vực. Ông tiết lộ nhóm này sẽ bỏ phiếu chống chủ trương áp dụng hệ thống
bầu cử tổng thống đến chừng nào các điều kiện nhất định chưa được đáp
ứng. Họ muốn có một cuộc bầu cử tổng thống dựa trên một hiệp ước Liên
bang, áp dụng chế độ đa đảng, bầu ra một cơ quan lập pháp mới và bầu tổng
thống rộng rãi. Tổng thống sẽ không đóng vai trò chủ chốt trong bất cứ
đảng phái chính trị nào.
Rõ ràng phe cấp tiến lo ngại Gorbachev sẽ sử dụng quyền lực mới của
mình chống lại họ. Afanasev không tiếc lời thóa mạ Gorbachev. Ông ta lớn
tiếng tuyên bố mục đích của chế độ tổng thống chỉ nhằm hợp pháp hóa