nhất trong nội bộ Liên bang lên hàng đầu. Nội chiến sẽ xảy ra ngay lập tức
nếu họ cho phép bất cứ một nước cộng hòa nào ly khai khỏi Liên bang. Sau
đó, Baker còn gặp Kazimiera Prunskiene, nhân vật mà ông cho là nhà
thương thuyết tài năng hơn Landsbergis − người không thể giành thắng lợi
nếu cứ gò mình vào các khẩu hiệu hô hào hay chú tâm nhiều vào vị thế đàm
phán. Prunskiene muốn biết liệu việc trì hoãn tuyên bố độc lập của
Lithuania có thể hiện nước này đang tự nguyện đi theo tiến trình luật pháp
của Xô viết không. Baker hứa chắc chắn bất kể Lithuania hành động ra sao,
Washington luôn công nhận các nước cộng hòa vùng Baltic là một bộ phận
của Liên bang Xô viết. Nhu cầu của Liên Xô về việc ký một hiệp định
thương mại với Mỹ ngày càng cấp bách vì nền kinh tế của họ đang trên đà
trượt dốc. Washington có thể lợi dụng tình thế này để tăng sức ép chấm dứt
các trừng phạt kinh tế của họ với các nước cộng hòa. Như một phần của
cuộc trao đổi, người Mỹ tuyên bố họ sẽ không ký hiệp định thương mại cho
đến khi Moskva thông qua luật cho phép tự do xuất cảnh.
Gorbachev tìm mọi cách thoát khỏi bãi lầy trong vấn đề Lithuania, ông
nhận định nước Nga có thể còn là mối đe dọa đáng sợ hơn Lithuania. Bất
chấp nỗ lực ngăn cản của ông đối với cơ hội thắng cử của Yeltsin, vào chức
Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên bang Nga, Yeltsin vẫn trở thành Chủ tịch Đại
hội Đại biểu Nhân dân và giữ cương vị đứng đầu nước cộng hòa này, vào
ngày 29/5. Đó cũng chính là ngày Gorbachev đi dự hội nghị thượng đỉnh ở
Canada và Mỹ. Lần đầu tiên, Gorbachev bị bao phủ bằng hàng loạt các sự
kiện trong nước trong khi tham gia hội nghị tại nước ngoài.
Tại hội nghị thượng đỉnh (từ 30/5-4/6), Tổng thống Bush vẫn chưa có
ý định ký hiệp định thương mại, Shevardnadze cảm thấy ngao ngán khi
được thông báo khả năng Tổng thống Mỹ sẽ không ký hiệp định này. Sau
cùng, Gorbachev thuyết phục Bush ký Hiệp định nhưng phải có hai nhượng
bộ. Liên bang Xô viết buộc phải thông qua đạo luật về tự do xuất cảnh và
Gorbachev phải dỡ bỏ trừng phạt kinh tế với Lithuania, trước khi luật