thương mại được trình lên Đại hội. Thỏa thuận về vấn đề Lithuania chỉ
mang tính cá nhân chứ không công khai vào thời điểm đó.
Ngày 1/6, Yeltsin gặp Landsbergis thảo luận vấn đề hợp tác giữa hai
chính phủ và chỉ trích lệnh phong tỏa đang được áp dụng. Trước khi đi
Washington, Gorbachev kết tội Yeltsin có ý đồ làm tan rã Liên bang Xô
viết. Tại hội nghị thượng đỉnh, ông cho Tổng thống Bush biết Yeltsin là kẻ
phá hoại. Người dân Lithuania bị chia rẽ sâu sắc trước cách giải quyết của
Moskva. Landsbergis muốn thể hiện một lập trường cứng rắn nhưng
Prunskiene nghiêng về nhân nhượng thỏa thuận, thậm chí có lúc phải có
những bước lùi chiến lược. Bà ý thức được cái giá kinh tế khủng khiếp mà
nước cộng hòa này phải trả cho độc lập. Trong số hai nhân vật ở Moskva,
bà muốn đàm phán thương lượng với Gorbachev hơn. Yeltsin quá mạo hiểm
và liều lĩnh. Ngày 12/6, Landsbergis gặp Gorbachev, ngày 13/6 gặp
Ryzhkov và hai người này hứa sẽ tăng số lượng cung cấp khí tự nhiên. Bế
tắc được khai thông khi hai bên thống nhất giãn thời gian trả nợ. Tuyên bố
độc lập sẽ dừng lại chứ không là hủy bỏ.
Ngày 29/6, Hội đồng Tối cao Lithuania chấp nhận hoãn nợ 100 ngày,
Gorbachev ngay lập tức ra lệnh dỡ bỏ lệnh phong toả. Toàn bộ cách giải
quyết đối với tình hình này chứng tỏ sự thất bại cay đắng của Gorbachev và
làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế trong nước vốn đã rất khó khăn.
Lithuania bị cấm xuất khẩu hàng hóa sang các vùng khác thuộc Liên bang
Xô viết. Theo nhận xét của Vadim Bakatin, Gorbachev không linh hoạt khi
giải quyết vấn đề này: “Tổng thống sai lầm khi cho rằng chính phủ Latvia,
Lithuania và Estonia không được quần chúng ủng hộ”.
Những người bảo thủ và giới quân sự liên tục ép các quốc gia vùng
Baltic đi dần vào khuôn khổ. Quan điểm của Moskva và người dân vùng
Baltic vẫn còn khá cách xa nhau. Trung ương hy vọng có thể thương lượng
với ba nước vùng Baltic trên cơ sở các quy định về quyền ly khai và quy
định trong khuôn khổ hiệp ước Liên bang mới. Tuy nhiên, Vilnius, Riga và