này lý giải phần đông những người cộng sản thuộc phái cải cách kinh tế
mạnh mẽ đã bỏ phiếu cho chủ trương cải cách kinh tế nhanh và mạnh. Rõ
ràng họ vẫn rất mơ hồ về ý nghĩa của chương trình này. Song, lý do khiến
họ chấp thuận chương trình này gần như tuyệt đối như vậy có lẽ là do nó
chủ trương chuyển giao quyền kiểm soát nền kinh tế Nga sang tay nước
Nga. Sau đó, cuộc thảo luận triển khai nền kinh tế thị trường bắt đầu. Hội
đồng Bộ trưởng Nga dự thảo các đề xuất chi tiết cho việc triển khai trong
vòng một tháng. Các cuộc thăm dò dư luận ở Nga và các vùng khác thuộc
Liên bang Xô viết tiết lộ đa số ủng hộ cơ chế kinh tế thị trường. Rõ ràng, lại
một lần nữa họ không hề hiểu biết về chính sách tiền tệ.
Cuối tháng 9, Gorbachev phải viện đến quyền lực đặc biệt để thoát
khỏi những nghi ngờ của Xô viết Tối cao. Lúc này, nếu muốn ông có thể
ban hành các sắc lệnh thúc đẩy tiến hành kinh tế thị trường trên toàn Liên
bang.
Đại diện cho xu thế kinh tế siết chặt hàng ngũ trong phiên họp toàn thể
Ban Chấp hành Trung ương ngày 8 9/10 và ra sức công kích phe cải cách
nhanh và mạnh. Cuộc xung đột cơ cấu cũng là vấn đề nổi bật trong phiên
họp toàn thể. Các thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng muốn
biết tại sao họ lại phải thảo luận về cải cách kinh tế, sau khi vấn đề này đã
được thảo luận ở Xô viết Tối cao. Thái độ của đa số đại biểu trong bộ máy
Đảng ở Xô viết Tối cao cũng giống với thái độ của các thành viên Ban
Chấp hành Trung ương. Họ hình thành một nhóm liên minh, chủ yếu là
những người bảo thủ, và Anatoly Lukyanov − Chủ tịch Xô viết Tối cao − tỏ
ra cảm tình với quan điểm của họ. Thành viên Ban Chấp hành Trung ương
kêu ca là Gorbachev nên thôi công việc tư vấn cho Bộ Chính trị và để tâm
nhiều hơn đến bộ máy lãnh đạo của mình, tức là Hội đồng Tổng thống, Hội
đồng Liên bang và các mối liên hệ trực tiếp với Yeltsin. Ryzhkov, người ít
hưởng ứng sự can thiệp của Đảng vào quá trình quản lý kinh tế, nhận thấy
ông có nhiều đồng minh trong giới lãnh đạo tư tưởng của Đảng. Họ là