HỒ SƠ QUYỀN LỰC GORBACHEV - Trang 244

Phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 24-25/4

phản ứng ra sao trước Hiệp định này? Việc ký Hiệp định có nghĩa là kết
thúc vai trò lãnh đạo của Đảng trên toàn Liên bang Xô viết, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã chỉ trích gay gắt Gorbachev và có lẽ còn cho ông mất
chức vụ lãnh đạo Đảng nữa. Ngày đầu, kiến nghị mạnh mẽ lên án
Gorbachev không có hiệu quả. Ngày thứ hai, mọi việc hoàn toàn thay đổi.
Gorbachev phát cáu và hét lớn rằng ông chỉ hoàn thành trọng trách nếu có
sự ủng hộ từ phía họ. Nếu không có được sự ủng hộ này, ông sẽ ra đi.
Ivashko − cấp phó của ông − đã can thiệp và xin tạm ngừng cuộc họp. Các
ủy viên lại gần Gorbachev và tuyên bố nếu ông ra đi, họ cũng ra đi cùng
ông. Sau đó Bộ Chính trị họp và sự thật tồi tệ hé lộ trong nội bộ ủy viên Bộ
Chính trị. Nếu Gorbachev ra đi có nghĩa là Đảng sẽ giải thể. Chính quyền sẽ
tiếp nhận tài sản từ tay Đảng, giống như tình hình ở Armenia. Phiên họp
củng cố, xiết chặt lại đội ngũ và giữ Gorbachev ở lại. Sau này người ta mới
tiết lộ, sự thật là có âm mưu hạ bệ Gorbachev trong phiên họp toàn thể này.
Một ủy viên đã thu xếp một cuộc vận động gửi điện cho ban chấp hành
trung ương ngay trước phiên họp toàn thể ban chấp hành trung ương yêu
cầu lập lại trật tự trong nền kinh tế. Mục đích là thuyết phục phiên họp toàn
thể hạ bệ Gorbachev và lập ra một ủy ban khẩn cấp cứu lấy đất nước, tương
tự như ủy bản sau này được thành lập vào tháng 8/1991. Trường hợp chống
lại Gorbachev có thể thành công chỉ khi những người phát biểu chống Tổng
Bí thư được phép phát biểu trong phiên họp. Sau đó ủy ban này cố gắng tạo
dựng lại quyền lực của Đảng, giống ở giai đoạn tháng 3/1985. Những người
thuộc phe bảo thủ không bao giờ từ bỏ đấu tranh nhưng để hứng chịu một
kết thúc cay đắng như ở tháng 8/1991 thì chỉ phản tác dụng và mang tính
hình thức mà thôi.

Liệu Gorbachev có nên nắm lấy cơ hội tại phiên họp toàn thể này xin

từ chức? Nếu ông làm như vậy, ông có thể lôi kéo được phe dân chủ trong
Đảng đứng về phía mình và sẽ gây chia rẽ trong bộ máy Đảng. Những
người bảo thủ buộc lập ra một đảng riêng của họ còn Gorbachev có thể ban
bố sắc lệnh tất cả tài sản của Đảng phải được chuyển giao cho những người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.