vội viết trả lời: “Tôi sẽ gửi lời nhắn. Nhưng ai đứng sau vụ này?” Popov liệt
kê tên Pavlov, Kryuchkov, Yazov, Lukyanov. Sau đó, hội đàm tiếp tục trong
vòng 10-15 phút nữa. Kiểu thông báo này cần thiết và quan trọng vì tổ chức
KGB thường đặt các thiết bị nghe trộm sẽ phát hiện ra bất cứ điều gì trong
quá trình trao đổi miệng. Lời nhắn được chuyển tới Washington và Tổng
thống Bush đã thông báo cho Yeltsin. Ông có thể tiết lộ lời nhắn là của
Popov nhưng không đề cập đến những người khác. Đại sứ Mỹ làm cách nào
để thông báo với Tổng thống rằng đang có âm mưu nhằm hạ bệ ông?
Gorbachev có coi đó là một sự xúc phạm không? Ông tìm được cách khiến
Tổng thống Bush có thông tin về âm mưu nhằm hạ bệ Gorbachev, thậm chí
trong tuần đó. Song nó chỉ dựa trên tin đồn, chứ không phải thông tin đáng
tin cậy. Gorbachev ngả người về phía sau và cười rất thoải mái:
Hãy nói lại với Tổng thống Bush rằng tôi biết ơn ông. Cảm ơn vì ông
đã quan tâm. Ông đã làm điều mà một người bạn tốt cần phải làm.
Nhưng hãy nói với ông là đừng lo cho tôi. Tôi vẫn đang kiểm soát
được mọi việc. Ông sẽ thấy ngay ngày mai thôi.
Ông nói tất nhiên ông không thể ổn định tình hình chỉ trong một thời
gian. Pavlov − nhà kinh tế tài ba nhưng lại là một chính trị gia tồi − thừa
nhận ông đã có hành động thiếu suy nghĩ vào ngày 17/6. Sự hòa giải chính
trị vẫn còn chưa đâu vào đâu. Hiệp ước Liên bang sẽ được ký kết ngay lập
tức và thậm chí Yeltsin có thể hợp tác về vấn đề này. Có một số người trong
Đại hội Đại biểu Nhân dân, đặc biệt nhóm Liên minh, là nhóm có nhiều khả
năng muốn lật đổ chính phủ nhất.
Người Mỹ quyết định không nói cho Gorbachev biết tên những người
có mưu đồ. Tuy vậy, khi James Baker gặp Ngoại trưởng Aleksandr
Bessmertnykh ở Berlin ngày 20/6, ông cho biết tên những kẻ âm mưu,
nhưng không cung cấp nguồn gốc tin và yêu cầu Ngoại trưởng hãy chuyển
thông tin gấp tới Gorbachev. Baker lẽ ra phải biết tất cả phương tiện thông