nhất, gọi là một chủ thể mới của Liên bang. Gorbachev và Nazarbaev rất
ngạc nhiên: “Nếu chúng ta phản đối một nhà nước thống nhất, chúng ta sẽ
tạo ra một số điều không rõ ràng và không có sự gắn kết, điều đó không
phục vụ cho mục tiêu chúng ta từng đề ra.” Sau đó, ông đưa ra luận điệu cũ
về Liên bang và ngay lập tức bị phản đối. Mikhail Sergeevich nói: “Cuối
cùng, quyết định lại nằm trong tay các đồng chí. Theo tôi, chúng ta phải
duy trì một nhà nước thống nhất. Nếu chúng ta không làm vậy, chúng ta sẽ
phá hủy chính đất nước mình và phá hủy phần còn lại trên thế giới.”
Shushkevich cho rằng một liên bang sẽ phải hợp nhất được lực lượng vũ
trang. Yeltsin nói xen vào các ngành giao thông, chương trình vũ trụ và môi
trường. Gorbachev không bình luận gì việc này, ông nói: “Nếu không có
một cấu trúc nhà nước hiệu quả, một tổng thống hay một đại hội đại biểu
nhân dân có nghĩa lý gì? Nếu đó là quyết định của ông, tôi sẵn sàng ra đi.”
Yeltsin đáp lại: “Giờ ông đã thoát rồi đấy!”, nhưng Gorbahev phản ứng:
“Hoàn toàn không phải như vậy. Tôi kiệt sức rồi.” Ông đứng phắt dậy và
nói nếu họ muốn một kẻ hữu danh vô thực, một thảm lót chân, ông sẽ
không tiếp tục nữa. Ông còn nói thêm, đất nước cần một nhà lãnh đạo mạnh
mẽ như một đối trọng với sự phân quyền nhưng ông không còn mong muốn
chức vụ đó nữa. Sau đó ông quay lại phía Yeltsin: “Boris Nikolaevich, ông
phải nhận thấy họ đang dẫn chúng ta đi đâu chứ − những người chỉ biết đề
xuất nước Nga nên bỏ các nước khác lại phía sau và mạnh lên một mình
sao.” Ông đề cập đến Burbulis và những người khác tranh cãi về việc một
nhà nước Nga, nước kế thừa Liên bang Xô viết, nên được thiết lập. Yeltsin
không muốn có sự đối đầu, nói: “Tôi không ủng hộ những kẻ quá khích.
Hãy để tự nói ra: một Nhà nước Liên bang.” Gorbachev không thể tiếp tục
chỉ trích Yeltsin được vì ông ta đã có lý “Tôi làm việc theo nguyên tắc,
trong khi đó điều đầu tiên đồng chí nên nghĩ đến là điều mọi người sẽ nói.”
Họ bắt đầu dự thảo các sửa đổi. Tổng thống trong tương lai sẽ do nhân
dân bầu trực tiếp; Đại hội Đại biểu Nhân dân gồm hai viện: thượng và hạ
viện, có sự tham gia của các đại biểu từ các nước cộng hòa và các vùng lãnh
thổ; một chính phủ và một thủ đô. Chức chủ tịch Quốc hội rất quan trọng,