Thực tế như một gáo nước lạnh vào ngày 25/11 − ngày mọi thành viên
của Hội đồng Nhà nước cùng ký hiệp ước dự thảo Liên bang. Các phương
tiện truyền hình và nhà báo có mặt ghi lại giờ phút lịch sử này. Yeltsin gây
xôn xao bằng cách tuyên bố ông có thể không ký hiệp ước dự thảo trong
thời điểm hiện nay. Xô viết Tối cao Nga chưa sẵn sàng phê chuẩn một nhà
nước thống nhất, thậm chí một nhà nước liên bang. Định nghĩa Liên bang là
một liên minh các nhà nước dân chủ là có thể chấp nhận được.
Gorbachev không tin vào tai mình. Ông nói với Yeltsin rằng ông đã gạt
đi mọi điều họ đã thỏa thuận. Shushkevich sau đó tiến đến bên Yeltsin và đề
nghị hoãn việc ký kết lại. Phó Tổng thống của Kazakhstan (Nazarbaev
không có mặt) bênh vực Gorbachev. Tuy nhiên, Tổng thống Uzbekistan là
Karimov đứng về phía Yeltsin. Điều đó cho thấy người Nga tiến hành vận
động hành lang mạnh mẽ nhằm bóp nghẹt hiệp ước dự thảo này. Gorbachev
cảnh báo nếu hiệp ước dự thảo không được ký kết, hậu quả của việc này
không thể đền bù được.
Shushkevich cố gắng làm dịu cơn giận của Gorbachev bằng cách đề
nghị hoãn việc ký hiệp ước trong vòng mười ngày mà không hề thay đổi
điều khoản nào trong hiệp ước. Belarus sẽ ký và phê chuẩn hiệp ước mà
không có vấn đề gì. Yeltsin sau đó muốn chơi con bài mà ông tin đó là con
chủ bài. Sẽ không khôn ngoan nếu ký Hiệp ước mà Ukraine vắng mặt.
“Việc này rất có thể đẩy họ tới quyết định làm tan rã Liên bang một lần nữa
và mãi mãi.” Gorbachev nghĩ hoàn toàn khác. Cần phải cho những kẻ muốn
ly khai hiểu Liên bang đang hướng về tương lai. Sau đó, ông dùng áp lực
đạo đức:
Tôi buộc phải nói rằng các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa, ngay
trước thời điểm nghiêm trọng nguy hiểm này, lại đang tính các mưu đồ
chính trị và định thay đổi thái độ của mình. Trong hoàn cảnh như vậy, họ
nên nói thẳng với tôi là họ không muốn có Liên bang nữa. Về cá nhân