Chủ nghĩa Xô viết năm 1922. Một cuộc họp ở Almaty, Kazakhstan ngày
21/12, các quốc gia khác cũng được thừa nhận là Armenia, Azerbaijan,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.
Thậm chí Gruzia cũng gia nhập hiệp ước này; chỉ có Estonia, Latvia và
Lithuania là không gia nhập.
CMEA: Xem Hội đồng Tương trợ Kinh tế.
Cộng hòa Xô viết: Có 15 nước cộng hòa, trong đó Liên bang Nga là
nước cộng hòa lớn nhất và Estonia, Latvia, Lithuania là những nước cuối
cùng tham gia năm 1940. Mỗi một nước cộng hòa đều có chính phủ riêng,
có nhiều bộ và Đảng Cộng sản riêng, tất nhiên là bộ phận của Đảng Cộng
sản Liên Xô. Đảng Cộng sản địa phương có Ban Chấp hành Trung ương
riêng và một bộ máy (đóng vai trò tương tự như Bộ Chính trị trung ương)
(ngoại lệ là Ukraine có Bộ Chính trị); trong nhiều nước cộng hòa, các đảng
cộng sản chia thành các Đảng Cộng sản thân quốc gia và Đảng Cộng sản
thân Moskva. Việc này xảy ra ở ba nước Baltic. Đảng Cộng sản thân quốc
gia sau đó ủng hộ đấu tranh giành độc lập. Dưới chủ trương công khai,
nhiều tổ chức không chính thức (gọi như vậy vì họ không đăng ký chính
thức) nổi lên và gồm các mặt trận bình dân, đặc biệt là ở các nước vùng
Baltic.
CPSU: Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng thành lập vào năm 1898, là
Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDRP) (mãi cho đến năm 1917 tất
cả các đảng dân chủ xã hội mới trở thành Marxist) bị chia rẽ tại Đại hội
Đảng lần thứ 2, năm 1903, thành hai phái: Bolshevik (đa số) và Menshevik
(thiểu số). Tên Đảng Cộng sản toàn Nga là do những người Bolshevik đặt
năm 1918 và được đổi thành Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1952.
CSCE: Hội nghị về An ninh và Hợp tác Châu Âu. Cuộc họp khai mạc
ở Helsinki ngày 3/7/1973. Các ngoại trưởng của 33 nước châu Âu (vắng
mặt Anbani), cùng Mỹ và Canada tham dự các hội nghị diễn ra sau đó.
CSCE phát triển thành một diễn đàn tranh luận đông-tây về các vấn đề