4 nghìn thành viên. Trong số các thành viên lãnh đạo có Boris Yeltsin,
Yury Afanasev, Anatoly Sobchak, Gavriil Popov, Nikolai Travkin và Sergei
Stankevich. Chiến thắng của Yeltsin trong cuộc bầu cử chủ tịch tháng
6/1991 dựa rất nhiều vào sự hậu thuẫn của phong trào này. Đến năm 1996,
nó chỉ còn là một nhóm nhỏ.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô: Triệu tập họp trong những năm
đầu của cách mạng, được phục hồi vào tháng 3/1989, là cơ quan tối cao của
chính quyền. Có 2.250 đại biểu được bầu ra cho nhiệm kỳ năm năm và mỗi
năm có một lần Đại hội. Trong 2.250 đại biểu, có 2/3 được bầu trực tiếp, có
những cuộc bầu nhiều đại biểu dự bị với sự vận động công khai từ trước.
750 đại biểu khác được bầu gián tiếp, tùy thuộc vào danh sách đưa ra bởi
các tổ chức xã hội và chính trị. Chẳng hạn, Đảng Cộng sản nhận 100 ghế.
Gorbachev chủ tọa đại hội. Đây là một siêu nghị viện và từ các thành viên
này người ta bầu ra một Xô viết tối cao Liên Xô, hoặc nghị viện thường
trực với các thành viên luân phiên, tức là có thay đổi một số thành viện tại
kỳ đại hội tiếp theo. Tùy thuộc vào sự sửa đổi của Hiến pháp Liên Xô, Đại
hội cũng sửa đổi Hiến pháp, nếu 2/3 đa số đại biểu tán thành. Đại hội bầu
Gorbachev là chủ tịch của Liên Xô. Ngày 5/12/1991, Đại hội tự nguyện giải
thể và nhượng quyền cho Đại hội Đại biểu Nhân dân RSFSR, nhưng cũng
có đại biểu là thành viên của cả hai tổ chức.
Đại hội Đại biểu Nhân dân RSFSR: Triệu tập lần đầu vào tháng
3/1990, phát ngôn viên chính là Yeltsin. Sắc lệnh của Tổng thống Yestsin
tháng 9/1991 quyết định giải thể tổ chức này.
Đại hội: Cuộc họp quan trọng nhất của Đảng, Xô viết, công đoàn hoặc
các tổ chức khác. Tại Đại hội Đảng Cộng sản, được triệu tập năm năm một
lần, Đảng tổng kết các thành tích đạt được từ đại hội trước và đề ra các mục
tiêu cho tương lai. Một Ban Chấp hành Trung ương mới được bầu, tiếp theo
là bầu Bộ Chính trị và Ban Bí thư mới. Đại hội Đảng cuối cùng, trước khi
bị Yeltsin ban hành lệnh cấm, là Đại hội Đảng lần thứ 28 vào tháng 7/1990.