Đảng Cộng sản Nga: Cũng là Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Trong
thời kỳ Liên bang Xô viết, Nga không được phép thành lập Đảng Cộng sản
riêng vì Lenin tin điều này sẽ thúc đẩy Nga nắm quyền lãnh đạo và vượt
quyền Nhà nước Xô viết non trẻ. Cũng có một bộ máy điều hành Nga dưới
thời Khruschev nhưng bị giải thể năm 1965. RCP được thành lập vào năm
1990 và bầu Ivan Polozkov làm Bí thư thứ nhất, gây nhiều thất vọng cho
Gorbachev − người coi Đảng Nga như thành trì của chủ nghĩa bảo thủ.
Đảng viên cộng sản: Thành viên của Đảng Cộng sản. Tính đến năm
1990 có khoảng 25 triệu đảng viên.
Đảng viên dự bị: Trước khi một người trở thành đảng viên chính thức
của Đảng Cộng sản, người đó phải trải qua một thời gian thử thách, trong
thời gian này được gọi là đảng viên dự bị.
Đảo chính tháng 8: Cuộc chính biến ngày 19-21/8/1991. Một ủy ban
khẩn cấp gồm tám người, do Kryuchkov (Ủy ban An ninh Quốc gia) lãnh
đạo, Pugo (Bộ trưởng Bộ Nội vụ), Lukyanov và Yanaev, tuyên bố phế truất
Gorbachev − Tổng thống Liên Xô ngày 19/8 (vì lý do sức khỏe), đặt ông
trong tình trạng bị giam lỏng tại Foros, nhà nghỉ của ông tại Crime, họ
tuyên bố tình trạng khẩn cấp và điều lính tuần tra trên đường phố. Họ yêu
cầu toàn bộ cơ quan hành chính trên khắp đất nước phải thực hiện mệnh
lệnh này. Thời điểm đảo chính gắn liền với việc ký một hiệp ước thiết lập
một Liên bang gồm các quốc gia có chủ quyền, các quốc gia này sẽ được
trung ương giao nhiều quyền hạn hơn, do vậy trở thành một nhà nước liên
bang thật sự. Cuộc đảo chính chớp nhoáng này thất bại và cải cách được
thổi một sức sống mới, Đảng Cộng sản bị suy yếu hoàn toàn và Nga nắm
vai trò chủ đạo bối cảnh chính trị với một chương trình nghị sự nghiêng
nhiều đến nền độc lập của nước Nga.
Đoàn chủ tịch: Hội đồng Nhà nước hay nội các, do vậy là cơ quan tối
cao. Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản được coi như đoàn chủ tịch, 1952-
1966. Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao Liên Xô gồm tất cả những người xứng