đáng trong chính quyền và Đảng. Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô là
người đứng đầu nhà nước, vì vậy đôi khi còn gọi là chủ tịch. Thuật ngữ chủ
tịch chính thức được đưa vào hiến pháp Liên Xô năm 1989 khi Gorbachev
được bầu là Chủ tịch Liên Xô. Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cũng có một
Đoàn chủ tịch, gồm các bộ trưởng chủ chốt, vì vậy nó tương tự như một văn
phòng.
G7: Nhóm các nước công nghiệp phát triển; gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh,
Pháp, Italia, Đức và Canada. Liên bang Xô viết muốn gia nhập tổ chức này
và biến nó thành G8. Mùa hè năm 1991 Gorbachev tham dự cuội họp G8 ở
London.
GDR: Cộng hòa Dân chủ Đức. Năm 1945, Hồng quân Liên Xô chiếm
Đông Đức và gọi là khu vực chiếm đóng nước Đức của Liên Xô. Năm
1949, lãnh thổ này được đặt tên là Cộng hòa Dân chủ Đức, đối chọi lại việc
thành lập Cộng hòa Liên bang Đức. Người ta gọi tắt là Đông Đức và có thủ
đô là Đông Berlin. Đảng Cộng sản cầm quyền gọi là Đảng Xã hội Thống
nhất Đức (SED) và có nhiều đảng khác nữa, như Liên hiệp Dân chủ Thiên
Chúa giáo Đức, hoàn toàn phụ thuộc vào Đảng Xã hội Thống nhất Đức.
Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập với Cộng hòa Liên bang Đức vào tháng
10/1990.
Gorkom: Thành ủy Đảng, do bí thư thứ nhất lãnh đạo.
Giai cấp: Có hai giai cấp trong xã hội Xô viết: giai cấp công nhân và
nông dân trong các nông trang tập thể, một tầng lớp là tầng lớp trí thức.
Hiệp ước ABM: Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, do Mỹ và Liên Xô ký
năm 1972; một phần của Hiệp ước Hạn chế Vũ khí Chiến lược (SALT I).
Hiệp ước Belovezh: Xem Hiệp ước Minsk và Hiệp ước CIS.
Hiệp ước INF: Được ký vào ngày 8/12/1987 giữa Mỹ và Liên Xô
nhằm loại bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân ở mọi cấp độ, vũ khí hạt nhân tầm