trung trong phạm vi khoảng 500-5.500 km.
Hiệp ước Minsk: Hiệp ước giữa Nga (Boris Yeltsin), Belarus
(Stanislau Shushkevich) và Ukraine (Leonid Kravchuk) là một đòn chí tử
vào sự tồn tại của Liên bang Xô viết dưới thời Gorbachev. Hiệp ước này
chính thức tuyên bố Liên bang Xô viết với tư cách chủ thể của luật pháp
quốc tế không còn tồn tại.
Hiệp ước Xô viết Đức không xâm phạm hoặc Hiệp ước Stalin-Hitler:
Được ký kết bởi Molotov và Ribbentrop ngày 23/8/1939 (Stalin và Hitler
chưa bao giờ gặp nhau). Hiệp ước quy định Liên Xô và Đức sẽ không tấn
công nhau và nếu chiến tranh xảy ra ở bất cứ một nơi nào khác thì hai nước
đều giữ quan điểm trung lập. Phần chính của Hiệp ước là một nghị định thư
kín − người Xô viết không chịu thừa nhận có tồn tại nghị định thư này cho
mãi đến năm 1980. Nó chia châu Âu thành hai khu vực ảnh hưởng, khu vực
ảnh hưởng của Liên Xô là Đông Ba Lan, Latvia, Estonia, Phần Lan,
Lithuania (kết quả của sự sửa đổi) và Bessarabia. Đức chiếm phần còn lại
của châu Âu.
Học thuyết Brezhnev: Quyền của Liên bang Xô viết có thể đơn phương
can thiệp nếu xuất hiện sự đe dọa đối với chủ nghĩa xã hội. Gorbachev
chính thức tuyên bố điều này trong một bài diễn văn của ông ở Nam Tư
tháng 3/1988. Mọi hình thức gây ảnh hưởng đều bị cấm vào tháng 7/1989.
Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô: Chính phủ Xô viết do chủ tịch hay thủ
tướng lãnh đạo. Hội đồng Bộ trưởng giải tán năm 1990 và thay bằng Nội
các Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu.
Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô viết: Tổ chức kế nhiệm Xô viết Liên
bang Xô viết nhưng chỉ là một tổ chức có tính chất tư vấn.
Hội đồng Tổng thống hay Hội đồng Tổng thống Liên bang Xô viết:
Thành lập tháng 3/1990 và hoạt động tới tháng 12/1990, tất cả các thành