Thời kỳ làm Tổng Bí thư, Gorbachev đã tạo ra nhiều biến động nhất.
Được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 11/3/1985, sau
khi Konstantin Chernenko qua đời, Mikhail Gorbachev lúc này 54 tuổi đã
tìm cách thay đổi tình trạng trì trệ của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như
của nền kinh tế bằng cách đưa ra những mô hình glasnost (“công khai”),
perestroika (“cải tổ”) và uskoreniye (“tăng tốc”) với nghĩa phát triển kinh
tế. Những chương trình này lần đầu tiên được đưa ra tại Đại hội lần thứ 27
Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2/1986. Ông hy vọng qua các chương trình
này sẽ cải thiện đời sống nhân dân, năng suất sản xuất, nhưng nhiều biện
pháp cải cách của ông bị những thành viên lãnh đạo trong Chính phủ Xô
viết vào thời điểm ấy coi là cực đoan.
Trên trường quốc tế, Gorbachev tìm cách cải thiện mối quan hệ chính
trị và thương mại với phương Tây. Ông thiết lập mối quan hệ thân thiết với
nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, như Thủ tướng Đức Helmut Kohl, Tổng
thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Gorbachev cũng có đóng góp to lớn trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân tầm
trung ở châu Âu, chấm dứt chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, và phần nào đó
chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, những cải cách trong nước cũng như xu hướng thân
phương Tây của ông và nền kinh tế khó khăn, ảm đạm khiến một bộ phận
lớn nhân dân và những người cộng sản cứng rắn vẫn là một lực lượng mạnh
bên trong Đảng Cộng sản và Quân đội bất bình. Sự tan rã của đất nước Xô
viết, sự lên ngôi của chủ nghĩa tư bản, của phe Yeltsin và sự khủng hoảng
toàn diện về đời sống kinh tế chính trị xã hội của Nhà nước Liên Xô khiến
Gorbachev phải từ giã vũ đài chính trị vào ngày 25/12/1991, khi Liên bang
Xô viết chính thức sụp đổ.
Những ý kiến đánh giá về di sản của Gorbachev rất trái ngược nhau. Ở
phương Tây, Gorbachev giành được thiện cảm như là người góp phần chấm
dứt Chiến tranh Lạnh. Tại Đức, ông được hoan nghênh vì đã đồng ý với