một số bài học. Chuyến viếng thăm đầu tiên tới Bỉ năm 1972, tiếp đó là ghé
qua Hà Lan. Trên đường đi lần đầu tiên ông gặp Anatoly Chernyaev. Trong
những năm 1970, Gorbachev còn đi thăm Pháp, Italia và Cộng hòa Liên
bang Đức. Ông thật sự sửng sốt trước mức sống của những nước này, cao
hơn hẳn mức sống của người Nga. Khả năng này thật sự xảy ra dưới chế độ
chủ nghĩa tư bản chăng? Người Nga cũng đã sửng sốt trước sự cởi mở,
trước sự nhân nhượng lẫn nhau khi tranh luận về chính trị và các vấn đề
khác. Những người đối thoại với họ, phần lớn là những người cộng sản,
thường không nhất trí với nhau. Điều này làm cho Mikhail Sergeevich tự
vấn xem xét lại niềm tin của mình rằng liệu nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
có thật sự ưu tú hơn nền dân chủ tư sản. Ngược lại, đoàn đại biểu Nga luôn
đồng nhất một quan điểm và vì vậy các thành viên trong đoàn không bao
giờ đoán biết được người này hoặc người kia thật sự đang nghĩ gì. Ông
buồn rầu nghĩ đến những ông già trong Điện Kremlin, những người chẳng
mấy quan tâm đến các vấn đề như vậy, việc duy nhất họ quan tâm là tìm ra
cách biện minh hợp lý lẽ để giữ nguyên hiện trạng.
Trong chuyến thăm Canada tháng 5/1983, Mikhail Sergeevich còn rút
ra một kinh nghiệm nữa. Ông phát hiện rằng dù nông nghiệp Canada đạt
được sản lượng rất cao nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giá của nhà
nước. Quan trọng hơn là ông đã gặp Aleksandr Yakovlev, Đại sứ Liên Xô
tại Canada, người sau này trở thành cha đẻ của chính sách “glasnost” (công
khai). Trên đường trở về nước, Gorbachev lại tiếp tục tranh luận vấn đề liệu
khu vực nông nghiệp có cần thêm trợ cấp của nhà nước hay không. Ông
quyết định không nói đến mô hình nông nghiệp Canada với mọi người vì
chắc chắn chuyện đó chỉ làm nản lòng họ.
QUYẾT SÁCH BAN ĐẦU VÀ BƯỚC TIẾN CHÍNH TRỊ
Bản chất của nền chính trị Xô viết đòi hỏi một người có tư chất, phải
đưa ra được nhiều sáng kiến. Gorbachev là một người biết chấp nhận rủi ro