đó, nếu tính theo lĩnh vực nghề nghiệp, người ta thấy ưu thế thuộc về lực
lượng quân đội, chiếm khoảng 59% so với 22% giới quan chức nhà nước
(bộ trưởng, nghị sĩ, giám mục, thanh tra, luật sư), 17% tầng lớp lãnh chúa
và các viên tổng quản (nghị sĩ, thành viên của các ngành được bầu ra và thị
trưởng), 1,5% thuộc nhóm trí thức (bác sĩ, viện sĩ, thành viên của các viện,
nhà lưu trữ, họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, nhạc sĩ và các ngành tương
tự). Còn lại 0,5% bao gồm các ông trùm thương nghiệp và công nghiệp.
Đáng ngạc nhiên là tỷ lệ này rất thấp, không tương xứng với tiềm lực kinh
tế thực tế và cống hiến ở lĩnh vực hành chính và tư vấn cho hoàng đế
Napoleon ngay ở thủ đô Paris và các tỉnh lỵ khác.
ĐẾ CHẾ VĨ ĐẠI TRONG HỆ THỐNG QUỐC GIA VÀ VÙNG ĐẤT
BỊ KHUẤT PHỤC
Nếu xét đến ”chính sách xã hội” của Napoleon thì Cuộc cách mạng ruộng
đất là một nhân tố quan trọng. Trên thực tế, ông không có sẵn đất công
trong vùng lãnh thổ mở rộng của nước Pháp để tặng cho gia đình cũng như
các quan lại thuộc tầng lớp ưu tú như ông mong muốn. Ông luôn để mắt ra
bên ngoài để tìm cách hiện thực hóa chế độ bổng lộc. Hệ thống tước vị xã
hội càng ngày càng phát triển đối lập với tài sản đất đai được quản lý chặt
chẽ trong thời kỳ tổng tài và các chiến lợi phẩm chiếm đoạt được trên con
đường chinh phục. Sự phát triển xã hội của đế chế không phải một lần là
xong, như nấm chỉ mọc qua một đêm; mà phải trải qua từng giai đoạn và
phụ thuộc vào niên biểu của các cuộc chiến tranh. Tước vị hoàng gia ra đời
cùng với việc ban tặng đất đai xâm chiếm được năm 1805-1807 là sự đánh
dấu quyết định cho điểm xuất phát. Chính vì vậy về sau ‘chiến lợi phẩm’
của các cuộc chiến bắt đầu tăng nhanh, cung cấp nguồn thu nhập cho các
nước chư hầu và lệ thuộc. Đây là cơ sở cho các cuộc chinh phạt và ban
thưởng về sau.
Trong quá trình vươn lên trở thành “đế chế vĩ đại”, Napoleon đã coi các
vùng đất chinh phạt không đơn thuần chỉ là khu vực dành cho gia đình