mình, quân đội, mà ông còn muốn áp đặt mô hình thiết kế xã hội cho mình.
Cơ chế điều hành hệ thống đất đai bị chinh phạt thô bạo nhưng khá rõ ràng:
giới quý tộc phong kiến cũ ở các nước chư hầu bị tước quyền sở hữu rất
nhiều đất đai - một số nơi là một nửa hoặc hơn một nửa, lợi tức có được từ
quyền sở hữu đất đai được chuyển vào tay Napoleon hay người cai trị nước
chư hầu. Trong lá thư gửi anh trai Jerome ngày 4/1/1808, người chỉ ra sự
phức tạp trên góc độ luật pháp đối với việc tước quyền sở hữu của vương
quốc Westphalia, Napoleon khiển trách:
Sự khác biệt lố bịch giữa thái ấp của địa chủ phong kiến (sở hữu toàn
quyền, không phải nộp thuế) và thái ấp không thuộc địa chủ phong kiến
khiến tôi thật sự mệt mỏi. Tôi có ý định giành một nửa đất đai thuộc giới
quý tộc cho mình; giờ đây đất đai tôi nói đến là những lãnh địa, thái ấp của
địa chủ phong kiến, đất đai bị phụ thuộc. Tóm lại, đất đai của quý tộc, dù
muốn gọi thế nào, mà nếu thiếu chúng anh không có gì để đưa cho tôi, có
thể kể cả quân đội cũng không có phần thưởng nào.
Trên bước đường chinh phục “quyền lực chính trị”, hoàng đế Napoleon
không ngừng tận dụng đất đai của các nước chư hầu như là chất bôi trơn để
từ đó ban đặc ân cho tầng lớp ưu tú. Với mục đích này, các vương quốc lệ
thuộc như Đức, Italy và Ba Lan cung cấp phần lớn đất đai. Theo tài liệu ở
Viện Lưu trữ Quốc gia Paris, nhiều dữ liệu được Helmut Berding phân tích
chi tiết trong một chuyên khảo có giá trị, vùng đất Westphalia và Hanover
đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu gộp lại, chúng chiếm tới 1/3 tổng số đất
tiến cống (1.334 trong tổng số 4.042) và hơn một nửa lợi tức hàng năm
(10,5 trong tổng số 18,2 triệu Frăng) được tích lũy cho đến tháng 1/1810.
Do tích lũy từ trận thắng Áo của Napoleon vào năm 1805 và từ việc trục
xuất Neapolian Bourbons vào năm 1806 nên đất phong của Italy tăng lên
đáng kể, tuy nhiên doanh thu lại tương đối khiêm tốn. Mục tiêu ban đầu của
quỹ chìm Monte Napoleone, thành lập năm 1805 ở Milan, là thanh toán các
khoản nợ công của vương quốc Italy, chiếm 1.844 khoản tiến cống quy ra là