Điều quan trọng cần lưu ý là chứng thái nhân cách có một số định nghĩa
khác nhau trong luật pháp và tư pháp mà không nên lẫn lộn với định nghĩa
trong y học. Các bang và các quốc gia khác nhau, tại nhiều thời điểm khác
nhau, đã ban hành những luật pháp cụ thể để đối phó với những kẻ tội
phạm thái nhân cách, và nhiều trong số các luật này hiện nay vẫn còn giá
trị:
Ban lập pháp bang Washington định nghĩa "cá tính thái nhân cách" nghĩa
là "sự tồn tại ở bất kì người nào các điều kiện di truyền, bẩm sinh hay mắc
phải gây ảnh hưởng đến lĩnh vực tình cảm hay ý chí chứ không phải trí tuệ
và thể hiện ra ngoài bởi những bất thường trong cá tính khiến cho người đó
khó hay không thể hòa nhập với xã hội."
Năm 1939, California ban hành một luật tội phạm thái nhân cách [55]
trong đó định nghĩa kẻ thái nhân cách hoàn toàn dựa vào những kẻ tội
phạm với khuynh hướng "phạm tội tình dục với trẻ em." Một luật năm
1941 tìm cách làm rõ hơn và quy định rằng bất cứ ai bị phát hiện là thái
nhân cách phải bị đưa vào một bệnh viện của bang và những người khác bị
tuyên án bởi tòa án.
"Rối loạn thái nhân cách" được định nghĩa trong Đạo luật Sức khỏe Tâm
thần (Vương quốc Anh) [57] là "một chứng rối loạn dai dẳng hay một
khuyết tật về tâm trí (kể cả có hoặc không bao gồm một suy giảm đáng kể
về trí thông minh) mà dẫn đến các hành vi hung hăng một cách bất thường
hay vô trách nhiệm một cách nghiêm trọng của cá nhân đó."
Trong vài năm qua, hệ thống pháp luật đã có nhiều thay đổi đối với việc
chẩn đoán chứng thái nhân cách trong các tội phạm. Trong khi trước kia,
một chẩn đoán lâm sàng của chứng thái nhân cách có rất ít giá trị trong việc
dự đoán hành vi tội phạm về sau, sau khi Bảng Kiểm tra Thái nhân cách -
Có sửa đổi (PCL-R) của Robert Hare được sử dụng rộng rãi, mối liên hệ
giữa chứng thái nhân cách và tội phạm đã được thiết lập qua thực nghiệm.
Có nhiều bằng chứng rộng rãi cho thấy, mặc dù tỷ lệ thống kê rất nhỏ của