cho thấy đái dầm có nhiều khả năng chỉ là một vấn đề gắn với kỳ vọng của
những người xung quanh và sự phát triển chậm của đứa trẻ. Trong quá khứ,
những đứa trẻ đái dầm thường phải chịu những biện pháp chữa trị đau đớn
như là thuốc men, dùng các thiết bị cơ khí và các bào chế dược khác, đến
mức đôi khi bị tàn tật vĩnh viễn. Điều này hoàn toàn có thể dẫn đến các
hành vi phản ứng. Cách chữa trị hiện đại cho chứng đái dầm tập trung vào
các liệu pháp hành vi và giáo dục cho cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù vậy,
một khi đã bị cho là một dấu hiệu của chứng thái nhân cách ở trẻ em, nhãn
hiệu ấy khó mà loại bỏ được.
Phải đến gần đây mới bắt đầu có nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát để trả
lời câu hỏi liệu các trẻ em với những dấu hiệu bị cho là biểu hiện của chứng
thái nhân cách này phản ứng với can thiệp chữa trị thế nào so với những trẻ
em chẩn đoán rối loạn hành vi nhưng không có những đặc điểm ấy. Kết quả
từ nghiên cứu này phù hợp với các bằng chứng khác - trỏ đến khả năng
điều trị thấp. [51]
Một nghiên cứu khác cho rằng những kẻ thái nhân cách có một kiểu gen
riêng dẫn đến một "tính khí hay cá tính bẩm sinh, cộng với một xu hướng
kém phản ứng thuộc về bản năng, dẫn đến đứa trẻ trở nên không phản ứng
một cách có chọn lọc với những chỉ dẫn cần thiết cho việc giao tiếp xã hội
bình thường và sự phát triển đạo đức." [52]
Do ít có bằng chứng trỏ đến lịch sử phát triển bất ổn định hay tổn thương
não ở những kẻ thái nhân cách, chúng ta cần chú ý đến khả năng những trẻ
em thái nhân cách bị chẩn đoán nhầm là mắc chứng rối loạn quá hiếu động
- thiếu tập trung, rối loạn hành vi, hay rối loạn chống đối. Theo Hare, 'tất cả
các hạng mục chẩn đoán này đều không phù hợp với trẻ em thái nhân cách.
Rối loạn hành vi là gần nhất, nhưng nó không nắm bắt được những đặc
điểm tình cảm, nhận thức và quan hệ xã hội..., những đặc điểm rất quan
trọng trong chẩn đoán chứng thái nhân cách.' [53]
7. Mối liên quan đến luật pháp và xã hội