trình lớn lên của các đối tượng; liệu họ có từng bị trải qua lạm dụng thể xác
hay tình dục, bỏ bê, nghèo khổ cùng cực, cho làm con nuôi, có xung đột
nghiêm trọng trong gia đình, có cha mẹ tội phạm - tất cả các rủi ro thường
được gắn với xu hướng bạo lực trong tâm trí mọi người.
Các nhà nghiên cứu cho điểm mức độ nghiêm trọng của những rủi ro họ
tìm thấy trên một thang điểm 5, với 0 nghĩa là không bị lạm dụng, 1 rất ít, 2
thỉnh thoảng, 3 thường xuyên và 4 cùng cực.
Trong 38 kẻ giết người, chỉ có 12 có bằng chứng là đã trải qua lạm dụng
và thiếu hụt tâm lý đáng kể (điểm 2 đến 4). Số 26 còn lại trải qua rất ít lạm
dụng và thiếu hụt tâm lý hoặc không chút nào (điểm 0 đến 1).
So với các đối tượng từ những môi trường thơ ấu tiêu cực, 26 đối tượng
còn lại từ môi trường bình thường có hoạt động của vùng giữa vỏ não dưới
trán (medial prefontal cortex) trên trung bình 5.7% thấp hơn. Đáng chú ý
hơn nữa, một phần đặc biệt của vùng giữa vỏ não dưới trán - vùng trán ổ
mắt ở bán cầu não phải - cho thấy hoạt động 14.2% ít hơn.
"Phụ huynh của những đứa trẻ bạo lực thường tự hỏi, 'Tôi đã làm gì
sai?'" Raine, giáo sư sinh lý học của College of Letters, Arts and Sciences,
trường Đại học Nam California, nói. "Khi những đứa trẻ này đến từ một gia
đình tốt, câu trả lời có thể là hoàn toàn không gì cả. Một thiếu hụt về mặt
sinh học có thể là nguyên nhân."
6.4. Chẩn đoán chứng thái nhân cách ở trẻ em
Thông thường chứng thái nhân cách không được chẩn đoán ở trẻ em hay
thiếu niên và một số nơi có luật rõ ràng cấm chẩn đoán chứng thái nhân
cách và các rối loạn nhân cách tương tự ở trẻ vị thành niên. Các xu hướng
thái nhân cách đôi khi có thể được nhận biết từ thời thơ ấu hay chớm niên
thiếu và nếu được nhận ra, có thể chẩn đoán dưới dạng rối loạn hành vi.
Phải nhấn mạnh là không phải tất cả trẻ em chẩn đoán là rối loạn hành vi