Quá trình thái nhân cách cũng có thể được thể hiện bởi những cá nhân
mà sự mô phỏng của chúng quá lão luyện, cho dù là nhận thức, tình cảm
hay hành vi, đến nỗi tuyệt đối không có chút nghi ngời nào là một sự đồng
hóa giả tạo có thể đang diễn ra. Đặc biệt khó khăn khi đánh giá là với kẻ
thái nhân cách thông minh và có duyên giao thiệp... Mọi thành công trong
việc chỉ ra những cá nhân này chủ yếu phụ thuộc vào các thông tin chứng
thực từ người thân, gia đình, người quen và các bác sĩ khác. [40]
6.2. Rối loạn nhân cách chống xã hội trong DSM-IV và trẻ em
Rối loạn nhân cách chống xã hội được mô tả trong DSM-IV như là "một
tình trạng phổ biến của việc bỏ qua và vi phạm các quyền của những người
khác, bắt đầu từ khi còn nhỏ hay chớm niên thiếu và tiếp tục đến lúc trưởng
thành... Tình trạng này còn được gọi là thái nhân cách, thái nhân cách xã
hội, hay rối loạn nhân cách lẩn tránh xã hội." [41] Sự lẫn lộn giữa các thuật
ngữ, như đã thảo luận ở trên, là đặc biệt có hại cho nghiên cứu vì trong khi
DSM-IV mô tả rối loạn nhân cách chống xã hội là "gắn liền với địa vị kinh
tế xã hội thấp kém", [42] chứng thái nhân cách lại "có vẻ ít có khả năng gắn
liền với nghịch cảnh hay bất lợi xã hội". [43]
Chứng thái nhân cách không gắn với cân nặng thấp lúc sinh, biến chứng
lúc sinh, nuôi dạy không tốt, nghèo khó, chấn thương tâm lý khi còn bé hay
các trải nghiệm bất lợi khác, và quả thực Robert Hare nhận xét "Tôi không
thấy có bằng chứng thuyết phục nào rằng chứng thái nhân cách là kết quả
trực tiếp của các yếu tố xã hội hay môi trường khi còn bé". [44]
6.3. Mô hình hai ngưỡng của Cloninger cho chứng thái nhân cách qua di
truyền
Mô hình 'hai ngưỡng' của Cloninger gợi ý một đóng góp đa gen và giới
hạn theo giới tính cho chứng thái nhân cách. Theo đó, nhiều đàn ông hơn là
phụ nữ sẽ vượt quá ngưỡng để kích hoạt các khuynh hướng gen có sẵn. Mô
hình này dự đoán rằng nam giới dễ bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường