thành. Phần vỏ não trước, liên quan đến các tổ chức trí não bậc cao, chủ ý
và sự tự nhận thức, lớn gấp sáu lần so với các loài linh trưởng khác cùng
kích cỡ như con người (Mahoney, 1991). Mahoney cảnh báo không nên
nghĩ rằng vì nó phát triển sau, các chức năng lý trí của vỏ não mới có thể
thắng thế hay kiểm soát các tình cảm từ não viền. Mặc dù bị ức chế bởi vỏ
não mới, một số bộ phận của hệ viền với các chức năng sinh tồn sơ cấp có
thể thắng thế sự kiểm soát của vỏ não mới. (Joseph, 1992; Joseph, 1993,
Mahoney, 1991).
Bộ não thứ tư của con người được nhìn nhận là khác biệt với vỏ não mới
và được chia thành hai "não cao cấp" hay bán cầu não riêng biệt và hoạt
động độc lập. Trong mô tả ban đầu của ông về "bộ não ba ngôi", MacLean
không nhìn nhận sự cần thiết phải mô tả cấp bậc thứ tư của hoạt động não
độc lập này, tuy nhiên phần lớn các nhà thần kinh học hiện đại không đồng
ý với quan điểm đó (Mahoney, 1991). Sự phân chia giữa bốn hệ thống não
này và những thay đổi thích hợp trong cảm xúc và suy nghĩ xảy ra chủ yếu
trong thời thơ ấu, nhưng tiếp tục đến tuổi thiếu niên và thậm chí trưởng
thành. Hầu hết chúng ta khi nhìn thấy người khác đau khổ, trung tâm tình
cảm của chúng ta, hệ viền, được đánh thức. Chúng ta cảm thấy một chút
những gì người khác đang cảm nhận. Hare và các đồng nghiệp của ông
(dùng chụp ảnh cộng hưởng từ (fMRI)) nghiên cứu các hoạt động thần kinh
khi những kẻ thái nhân cách xử lý các từ khác nhau. Khi những người bình
thường xử lý các từ mang cảm xúc tiêu cực (ví dụ, hãm hiếp, cái chết, ung
thư), hoạt động trong hệ viền của não gia tăng. Với những kẻ thái nhân
cách, có rất ít hay không có sự gia tăng hoạt động trong những khu vực này.
Trong Journal of Biological Psychiatry (Tạp chí Tâm thần Sinh học),
Adrian Raine của trường Đại học California giải thích rằng trung bình não
của những kẻ giết người có tỉ lệ hấp thu glucose thấp hơn đáng kể so với bộ
não lành mạnh của các đối tượng đối chứng. Raine ghi lại rằng "hoạt động
kém hiệu quả của các vùng viền giúp giải thích tại sao những kẻ tội phạm