- Bằng chứng hung thủ theo dõi nạn nhân hoặc "chữ ký" của hắn.
Ý tưởng căn bản là thu thập thật nhiều thông tin có ẩn chứa những "xu
hướng" của hung thủ để các nhà điều tra có thể đưa ra những mô tả chung
về nghi can chưa biết mặt (unsub = unknown suspect) về trên những
phương diện như các thói quen cá nhân của hắn, có nghề nghiệp hay không,
tình trạng hôn nhân và những tính cách đặc điểm tâm lý. Hồ sơ về hung thủ
có thể được lập từ một hiện trường gây án, và bởi vì khoảng 70-75% các vụ
án giết người xảy ra tùy theo tình huống chứ không hề nhất định, thì việc
phát triển ra phương thức lập hồ sơ tội phạm mà không cần phải dựa vào
những xu hướng lặp đi lặp lại (có nghĩa là dựa vào nhiều nạn nhân để tìm ra
xu hướng hành vi của hung thủ) mang lại lợi ích rất lớn.
Một hồ sơ tâm lý tội phạm tốt là phải cung cấp được những thông số về
loại người nào hay phạm phải tội nào, dựa trên ý tưởng rằng con người
thường có khuynh hướng làm nô lệ cho tâm lý của họ và sẽ khó tránh khỏi
việc để lại những manh mối. Những manh mối đó thường bao gồm:
- Giới tính hung thủ
- Động cơ phạm tội
- Bất kỳ bằng chứng nào về việc hung thủ là người có tổ chức hay không
có tổ chức (hành động trật tự rõ ràng, tính toán kỹ vs hành động mạo hiệm,
không hề tính trước)
- Gây án trong một vùng nhất định hay là di chuyển
- Bằng chứng về việc hung thủ hành động bốc đồng hoặc không thể kiềm
chế được bản thân.
- Loại "Dấu vết cá nhân" hay "chữ ký" mà hắn để lại hiện trường.
- Những loại ảo tưởng có thể có liên quan đến vụ án.