"Những người tấn công bạo lực có mắc chứng thái nhân cách khác biệt
so với những người phạm tội thông thường ở nhiều khía cạnh. Những
người phạm tội thông thường có những đặc tính như phản ứng cực độ đối
với sự đe doạ, nóng tính và hung hăng, trong khi những người mắc chứng
thái nhân cách có mức phản ứng rất thấp đối với sự đe doạ, lạnh lùng và sự
hung hãn của họ là có suy tính và được lên kế hoạch," Nigel Blackwood,
đồng tác giả của nghiên cứu trên từ đại học King's College London cho biết
trong cuộc phỏng vấn. "Bằng chứng dần được củng cố cho thấy rằng cả 2
loại tấn công bạo lực trên đều có sự phát triển não bộ bất thường, nhưng
khác nhau rõ rệt, từ khi còn trẻ."
Trong suốt nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành chụp ảnh MRI
chức năng đối với 32 người có hành vi tấn công bạo lực ở Anh, những
người đã bị bắt giam vì những tội như cưỡng hiếp, gây thương tật nghiêm
trọng cho người khác và giết người. Trong số đó, 12 người được xêp vào
dạng thái nhân cách, và 20 người còn lại là tội phạm thông thường. Nhóm
cũng đã so sánh ảnh quét não bộ của những người phạm tội (cả 2 loại) với
những người bình thường không phạm tội.
Bên trong máy MRI, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham
gia chơi trò tìm ảnh cặp - đôi khi họ được thưởng điểm cho việc tìm đúng
cặp, nhưng đôi khi trò chơi sẽ thay đổi và họ sẽ bị phạt nếu tìm đúng bằng
cách trừ điểm.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người phạm tội, bất kể
là có chứng thái nhân cách hay không, đều kém hơn trong việc học hỏi từ
các dấu hiệu của sự trừng phạt, và đưa ra quyết định tồi tệ hơn nhiều, mặc
dù tốn nhiều thời gian suy xét các lựa chọn của mình hơn những người
không phạm tội.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu theo dõi những gì diễn ra trong não của
những người phạm tội trong suốt quá trình, họ thấy rằng có điều gì đó đặc
biệt kỳ lạ trong não của những người thái nhân cách.