Phượng Hồng có hai anh em. Anh chàng Tuấn mồm miệng tía lia, hơn nó
bốn năm tuổi. Chả hiểu từ bao giờ, con nhỏ phát minh thêm cái trò mang
ông anh ra ghép đôi cho Huyền. Cứ khi nào yếu thế, cần kê tủ đứng vô
miệng Huyền, là nó lại vòng tay trước ngực, giả giọng Bắc kỳ ngoan ngoãn
: "Vâng ạ. Thưa chị." Vậy là cả bọn phá ra cười, trong khi Huyền đỏ mặt
lúng túng. Bọn Kim Trang, Thuyền Nguyệt đôi khi còn đánh hôi : "Bắt
được quả tang nhé. Hôm qua, anh chị đá lông nheo với nhau." Hoặc :
"Thấy chưa. Chàng mượn cớ đón em gái, thật ra là để xách honda lại cổng
trường lấy le với nàng." Chẳng hiểu những lời trêu chọc này có đến tai
không, mà anh chàng nhiều khi cứ nhìn Huyền cười cười, thấy bắt ghét.
Theo lời Phượng Hồng, anh chàng Tuấn còn là một diễn viên có hạng
trong các màn kịch gia đình. Giữa lúc chén đĩa bay loảng xoảng, anh ta phá
ra cười cay đắng á. Trong người con này, nửa bố là cộng sản, nữa má là
quốc gia. Bố Má khỏi cắn đắng :
- Bố. Má. Trong người con này, nửa bố là cộng sản, nửa má là quốc gia.
Bố Má khỏi cắn đắng nhau, nhìn con là đủ rồi.
Tức cười. Bố là để kêu người cha đi tập kết miền Bắc. Má là tiếng dành
cho bà mẹ miền Nam. Phượng Hồng giải thích vậy. Tức thì Kim Trang chõ
miệng vô :
- Còn Phượng Hồng, có chia đều hai thứ vậy không ?
Sơn Trà tai quái hơn :
- Phải hỏi má nó mới biết được. Mày dám hỏi ?
Chỉ mới đùa đến vậy. Nhưng sau lưng Phượng Hồng, bốn đứa còn khối
điều thắc mắc. Nam Bắc chia cắt bao nhiêu năm. Vậy mà anh chàng Tuấn
hăm mốt, Phượng Hồng mới mời bẩy. Trăng mới hơi méo có tí. Giải thích
lý lịch có mòi hơi rắc rối. Ông tập kết, được đưa lại vào Nam, hoạt động
trong bưng. Bà được móc nối, vô mật khu với chồng. Ra vô năm sáu năm,
công tác giao liên đạt chỉ tiêu những hai cái bầu. Ðáng mặt nữ anh hùng
thành đồng lắm chớ. Vậy mà chả hiểu sao, vù một cái, bà mang hết con cái
lên Sàigon, dứt hẳn. Cho tới bây giờ, ông chồng trở về, chiến tranh quốc
cộng vẫn tiếp diễn trong nhà.