280
Có chứ! Lúc ban đầu Thượng đế muốn tạo ra địa ngục,
nhưng sau khi tạo ra Ấn Độ ngài đã đổi ý. Một khi ngài đã
tạo Ấn Độ rồi thật vô dụng mà tạo ra địa ngục, đó là việc
phí hoài ghê gớm về thời gian và không gian. Và bạn ở đây
ở Ấn Độ, và bạn vẫn hỏi: "Địa ngục có thực tồn tại...?"
Nó ở khắp chỗ này. Ấn Độ là rất đại diện: nó đại diện
cho địa ngục. Chết đói, khổ, nghèo. Và không chỉ điều đó -
ngu xuẩn vô cùng. Mọi người bám lấy cái nghèo của họ, cái
chết đói của họ. Họ không chỉ bám lấy, mà họ hợp lí hoá nó,
họ làm ra nhiều thứ từ nó, họ ba hoa về nó. Họ nghĩ rằng là
nghèo là cái gì đó tâm linh, ốm và chết đói dường như là cái
gì đó linh thiêng.
Bá tước Keyserling tới Ấn Độ. Con trai của con trai
của ông ấy là một trong các sannyasin của tôi bây giờ.
Trong nhật kí của mình ông ấy viết: Ở Ấn Độ tôi nhận ra
rằng là nghèo là tâm linh, là ốm là tâm linh, là chết đói là
tâm linh.
Còn hơn cả chết đói, còn hơn cả khổ, chính cái ngu
xuẩn tạo ra địa ngục. Ấn Độ bám lấy khổ của nó, nó ba hoa
về điều đó. Nó nghĩ: Toàn thế giới là trần tục trừ chúng ta.
Chúng ta là dân tộc tôn giáo, chúng ta là thế giới khác.
Bạn phải là ở thế giới khác rồi, bởi vì đó là hi vọng
duy nhất của bạn. Thế giới này bạn đã làm cho nó xấu thế,
cuộc sống này bạn đang sống trong khổ tới mức bạn không
thể sống được chút nào nếu đây là cuộc sống duy nhất. Bạn
phải phóng chiếu các ý tưởng của bạn vào cuộc sống sau cái
chết.
Cho nên người Ấn Độ bao giờ cũng nghĩ về cuộc sống
sau cái chết. Người Ấn Độ tới tôi và họ hỏi, "Cái gì xảy ra
sau chết?"
Tôi bảo họ, "Đừng nói điều vô nghĩa - hỏi cái gì xảy ra
trước chết đi. Câu hỏi thực là trước chết, không phải sau