định giao đất Palestien cho người Do Thái, chúng ta sẽ sẵn sàng nổi dậy. Đó
là lí do tại sao tôi cần cậu, Sheikh Asad”.
Một lần nữa, Sheikh Asad lặp lại chính câu đã từng hỏi Haj Amin mười
một năm trước ở Jerusalem, “Ngài muốn tôi phải làm gì?”.
“Hãy quay về Palestine và chuẩn bị cho cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra.
Hãy phát triển lực lượng và vạch kế hoạch chiến đấu. Người em họ của ta là
Abdel-Kader sẽ chịu trách nhiệm khu vực Ramallah và vùng đồi phía đông
Jerusalem. Cậu sẽ chỉ huy quận trung tâm: vùng đồng bằng ven biển, Tel
Aviv và Jaffa và khu hành lang dọc Jerusalem”.
“Tôi sẽ làm”, Sheikh Asad đáp, rồi nhanh chóng nói thêm. “Với một điều
kiện”.
Vị đại giáo sĩ khựng lại. Dù biết Sheikh Asad vốn hung dữ và kiêu ngạo,
nhưng chưa từng có một người Arập nào dám nói với ông cái giọng điệu
như thế, đặc biệt trước đây hắn chỉ là một nông dân. Tuy nhiên ông vẫn
mỉm cười và hỏi người chiến binh đó về cái giá anh ta đặt ra.
“Cho tôi biết tên của kẻ đã phản bội tôi ở Hadera”.
Haj Amin lộ vẻ do dự nhưng rồi cũng nói cho hắn biết. Dù sao Sheikh
Asad vẫn đáng giá hơn Abu Fareed cho sứ mệnh sắp tới.
“Hắn đang ở đâu?”
Đêm đó Sheikh Asad đến Beirut và cắt cổ Abu Fareed. Rồi hắn quay lại
Đamát nói lời chào từ biệt vợ và con trai và thu xếp vấn đề tài chính cho gia
đình. Một tuần sau đó hắn ta trở về túp lều tranh của mình ở Beit Sayeed.
Vào những tháng cuối năm 1947, hắn không ngừng phát triển lực lượng
và vạch kế hoạch cho cuộc chiến sắp tới. Hắn nghiệm ra rằng tấn công trực
diện vào các khu trung tâm Do Thái phòng thủ kiên cố không đem lại hiệu
quả. Thay vào đó, hắn sẽ đánh vào những nơi sơ hở nhất. Vì người Do Thái
sống rải rác khắp lãnh thổ Palestine nên họ chủ yếu phụ thuộc vào những
con đường tiếp tế. Nhưng xung quanh những con đường đó hầu hết là thị
trấn và làng mạc của người Arập, điển hình như hành lang huyết mạch