chi trước khi được Dương-công ngỏ lời hứa gả con cho, Lương-sinh đã có
dịp gặp Giao Tiên, cùng nhau làm lễ dưới trăng, hẹn non thề biển.
Chợt Lương phu-nhân sai người sang rước Lương-sinh về. Đến nhà Sinh
chưa kịp nói chi về việc đính hôn của mình thì phu-nhân cho hay rằng ông
bà đã đính hôn Sinh cùng Lưu Ngọc Khang, con gái Lư Lại-bộ. Cái tin sét
đánh ấy làm cho Lương-sinh lỡ khóc lỡ cười !
Bên kia, Diêu-sinh trong dịp đi mừng sinh nhât Dương-công, cho ông hay
việc đính hôn của Lương-sinh với Lưu tiểu-thư. Một trận thống khổ cho
Giao Tiên, khi tin ấy lọt đến tai nàng. Dương-công thăng chức về kinh, kế
lại vâng chiếu ra biên quan ngăn giặc Hồ. Gia-quyến ông tạm náu nương
nơi nhà Tiền Hàn-lâm, em họ Dương phu-nhân.
Lương-sinh trở qua Tràng-châu, tìm nơi vườn cũ, thì hỡi ôi! cầu đá rêu
phong, lối thơm tuyết phủ, người quen còn biết về đâu ? Vì quá si tình,
Sinh đã toan bỏ phế cả việc sách-đèn khoa-cử. Diêu-sinh khéo lời khuyên-
giải, Lương-sinh cũng nguôi dần.
Tại kinh, Giao Tiên được tin cha bị giặc Hồ vây, nỗi khổ vì tình lại tăng
thêm nỗi đau vì hiếu. Lương-sinh và Diêu-sinh đồng xuống kinh ứng cử, cả
hai đều trúng tuyển, kẻ Thám-hoa người Hoàng-giáp. Diêu bổ đi ngoài cõi,
Lương thì vào Hàn-lâm. Thừa-ưa chốn trọ của Lương lại liền tường với
Tiền-nha. Một đêm kia, lúc dạo trăng sau vườn, Lương-sinh tình-cờ gặp
Giao Tiên, đôi bên mừng mừng tủi tủi, hết câu hờn-rỗi, đến chuyện nhớ
mong. Hôm sau, Lương-sinh dâng biểu xin ra giải vây cho Dương-tướng.
Chẳng ngờ ra đến biên-thùy, Sinh lầm kế phục binh, bị khổn ngoài ấy. Tin
đồn về rằng Sinh đã liều mình trong quân rồi. Giao Tiên nghe tin dữ toan
tự-tử, nhờ Vân Hương khéo can-gián nên tạm thôi. Bên nhà Lưu-công nghe
tin Lương-sinh tử tiết, Lưu phu-nhân định đem Lưu Ngọc Khanh gả ép nơi
khác; nàng một mực không vâng lời, nhân đêm trốn ra sông tự-vẫn. Thời
may, thuyền Long Đề-học về kinh vừa đến ngang đó, vớt được nàng, và sau
khi hỏi rõ nguyên-do, nhận nàng làm dưỡng nữ.
Diêu-sinh theo đại-quân phá giặc; hay tin Lương-sinh còn sống cả mừng.
Cùng thông tin nhau, dùng mưu nội-ứng ngoại-hiệp, giáp-công phá vỡ
địch-quân, luôn dịp giải vây cho Dương-tướng; thắng trận ban sư.