Thuật độn kiếm vào tay nàng ta đã được sử dụng đến xuất thần nhập hóa.
Như một câu nói trong “Phù Dung kiếm kinh”, bản kiếm kinh đầu tiên Trần
Cảnh học: “Lấy sinh lực cả đời, dốc lòng cho một thuật, chắc chắn sẽ vượt
xa chúng sinh thiên hạ.”
Ánh kiếm từ đỉnh La Phù xẹt qua hư không, rồi một cô gái mặc đạo bào
màu xanh xuất hiện giữa ánh trăng trên chín tầng trời này. Bắt chéo trước
người nàng ta là một thanh kiếm màu trắng, kiếm đang chậm rãi rời khỏi
vỏ. Ánh kiếm lạnh lẽo, lan tràn bốn phía. Trong lúc kiếm đang dần rời vỏ,
bước chân của nàng ta cũng không ngừng lại, một bước biến mất, hiện ra
đã ở trăm dặm.
- Đó là Ly Trần La Phù!
- Thiên hạ Kiếm tiên xuất La Phù. Trong La Phù có Ly Trần.
Đây là một câu truyền lưu trong thiên hạ, xuất hiện sau khi Chưởng môn
La Phù Triệu Tiên chân nhân đã phi thăng. Có thể nhìn ra được vị trí của Ly
Trần trong lòng người trong thiên hạ thế nào. So ra thì Nhan Lạc Nương
mới chỉ nổi danh gần đây mà thôi. Thế nhưng gần nhất thanh danh của
nàng đã vang khắp thiên hạ, đã đuổi kịp sư phụ Ly Trần là Triệu Tiên chân
nhân, xứng danh là thế hệ hậu bối rồi.
Gần đây có người thường hay so sánh nàng với Ly Trần La Phù. Hai
người đều rất trẻ nhưng đã là chưởng môn của một phương, tính cách cả
hai lại hoàn toàn khác nhau, đều là những kỳ tích trong mắt người trong
thiên hạ.
Nhan Lạc Nương, con gái người đánh cá, vài lần suýt bị tế nhập vào vào
giữa sông để xoa dịu lửa giận của cá yêu. Sau nhờ cơ duyên mà bái nhập
vào cung Quảng Hàn, gần ba mươi năm tu hành không nổi chút danh tiếng
nào. Vậy mà vào năm ngoái, lưng nàng đeo Quảng Hàn kiếm, tay cầm đèn