cùng có khả năng cạnh tranh ngôi vị Hoàng đế nhất của gia tộc Thường thị,
cũng ngã xuống từ đây.
Thường Quý phi bị liên lụy là điều đương nhiên, tuy điều tra ra được
bà không hề dính líu đếm âm mưu của con mình, nhưng cũng không thể giữ
lại địa vị cao quý trong hậu cung. Bà bị giảng xuống làm tần, chuyển sang
Tây Lục cung.
Khi Ngũ hoàng tử uy hiến Thiên Thịnh đế, hắn không hề nghĩ đến
chuyện phải đưa bà đi, mà bà lại trả cái giá lớn nhất vì con trai mình.
Không kết thúc một cách sơ sài như vụ án của Thái tử, lần này Thiên
Thịnh đế có vẻ rất muốn đuổi cùng giết tận, giao hẳn án này cho Sở vương
truy xét. Trong quá trình thâm nhập khi tra án, Bố chính sứ Mân Nam Cao
Thiện là người tìm ra bút hầu trước kia đương nhiên cũng không tránh khỏi
bị điều tra hạch tội, từ đó tra ra để tìm được bút hầu lấy lòng Cao Dương
hầu, Cao Thiện đã không ngại xới tung mười vạn dặm núi cao ở Mân Nam,
tắm máu tộc người gioi nuôi thú lạ. Đôi bút hầu kia, chính là báu vật mà tộc
trưởng tộc ấy phải bỏ biết bao nhiêu năm mới dưỡng thành.
Từ sự kiện bút hầu, lại liên đới tra ra nhiều tội trạng khác như Bố
chính sứ Mân Nam tham ô trái luật, ăn bớt bạc đóng thuế, lén lút nhờ Cao
Dương hầu mưu chức. Cao Thiện bị cách chức hỏi tội, Cao Dương hầu bị
đoạt tước.
Nửa tháng trước còn gióng trống khua chiêng làm lễ mừng thọ cho
Thường Quý phi, nửa tháng sau đã gióng trống khu chiêng thu quyền của
Thường gia. Thường thị không cam tâm thất bại hoàn toàn, khi Thiên
Thịnh đế tiếp tục hạ lệnh cho Thương gia phải từ bỏ chức Mân Nam tướng
quân và giao nộp binh quyền, vùng duyên hải phía Nam xuất hiện hải tặc,
làm hại ngư dân, Cao Dương hầu bèn lấy cớ hải cảnh chưa yên mà để quan
viên triều đình phái đi thay thế ngồi chơi xơi nước, không chịu giao binh
quyền.