HOÀNG TRÚC LY [1933-1983] - Trang 17

hệ lụy trong tiền căn để quanh quẩn, quấn quít bên những người thân yêu?
Hay là họ đã hoàn toàn trút bỏ, quên lãng quá khứ để hồn mình bềnh bồng
phiêu bạt theo cỏ nội mây ngàn, vui với tiếng chim hót, gió ru trong cõi an
nhiên vô úy, vô ưu?


Nhiều người đã nói, đã phân tích, nhận định về thơ HTL, nên trong bài này
tôi chỉ đề cập đến anh qua những giao tình cá nhân, những kỷ niệm một
thời giữa tôi và anh. Anh là một thi sĩ lỗi lạc, đọc qua thơ anh ai cũng dể
cảm nhận những điểm nổi bật, sâu sắc và tự đánh giá những sự khác biệt
giữa thi ca của anh với thi ca của những người hữu danh cùng thời trong
giai đoạn 50-75.


Tôi nghĩ, tôi có thể mượn những lời nhận định sâu sắc về thơ HTL của nhà
phê bình văn học Đặng Tiến để kết thúc bài viết này:

“…Thơ Hoàng Trúc Ly có cái bình thản âu yếm của kẻ đã đạt tới đạo, hiểu
theo nghĩa Đông Phương: y hồ thiên lý, nhân kỳ cố nhiên. Văn chương hiện
đại là một thứ văn chương sáng suốt, nghĩa là một thứ gương phản chiếu.
Thơ Hoàng Trúc Ly trái lại chỉ là một khối thủy tinh, không trả lại hình ảnh
nào, không đón đợi mà cũng không phải là không đón đợi, chỉ biết thích
ứng với tất cả những gì đến với mình. Như thế tâm hồn Hoàng Trúc Ly đã
đạt đến hạnh phúc tối cao, đã liên hợp được cái ngã và cái vô ngã trong sự
thong dong không bờ bến.

…Trong thi ca Hoàng Trúc Ly giữ một địa vị đặc biệt. Địa vị của thi sĩ
dường như vượt lên hẳn các trường phái thi ca; ngôn ngữ của ông tươi
mát, mới mẻ, trong sáng, ở một giai đoạn mà Tây phương cũng đang biến
thi ca thành tiếng hát.


…Trước cuộc đời, Hoàng Trúc Ly chỉ đóng vai người khách hào hoa phong
nhã. Thi sĩ đã trở lại đời sống thanh thoát của nhà hiền triết Đông Phương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.