người nói hết lần này đến lần khác rằng tôi sẽ không thành công đâu, rằng
tôi không thể cạnh tranh được và đơn giản là kỹ thuật này không thể áp
dụng được. Tất cả những gì tôi có thể làm là nhún vai và nói: ‘Rồi mọi
người sẽ thấy.’”
Và Fosbury giành được huy chương vàng trong Thế vận hội Mexico năm
1968, phá vỡ kỷ lục Olympic trước đó và lập kỷ lục thế giới mới nhờ kỹ
thuật nhảy cao của anh. Từ đó, gần như toàn bộ các vận động viên nhảy cao
trên thế giới đều sử dụng kỹ thuật này của anh. Để đạt được mục tiêu của
mình, Fosbury đã thay đổi phương pháp nhảy cao, không để những lời bàn
tán của người khác khiến anh nghĩ mình là kẻ thất bại.
7. Người thành công đều đứng dậy sau thất bại
Tất cả những người thành công đều có khả năng đứng dậy sau những sai
lầm, thất bại. Nhà tâm lý học Simone Caruthers từng nói, “Cuộc sống là
một chuỗi những kết quả. Đôi khi, kết quả đó đúng như những gì bạn
muốn. Thật tuyệt vời. Hãy nhìn nhận lại những điều bạn đã làm đúng. Tuy
nhiên, đôi khi, kết quả lại không như bạn mong muốn, nhưng điều đó cũng
vẫn thật tuyệt vời. Hãy nhìn nhận lại những điều bạn đã làm và không lặp
lại lần nữa.” Đó là chìa khóa để đứng dậy sau thất bại.
Người thành công có thể tiếp tục tiến về phía trước bất kể điều gì xảy ra.
Họ có thể làm được điều đó bởi họ luôn nhớ rằng thất bại này không biến
họ thành kẻ thất bại. Đừng coi thất bại là bản chất cá nhân. Đó là cách để
bạn thoát khỏi thất bại.
NGƯỜI CỰ TUYỆT TRỞ THÀNH KẺ THẤT BẠI
Một trong những câu chuyện hay nhất mà tôi từng nghe về người cự
tuyệt trở thành kẻ thất bại là Daniel “Rudy” Ruettiger, một cậu bé liều lĩnh
muốn chơi cho đội bóng Notre Dame. Cậu là con cả trong một gia đình lao
động nghèo có 14 người con, từ nhỏ Rudy đã yêu thể thao. Khi còn học
trung học, cậu dành tất cả cho bóng đá, lòng nhiệt huyết của cậu thậm chí