George Frederick Handel, bạn sẽ thấy một người thành công từng cảm thấy
bản thân mắc kẹt trong sự lạc hậu và mong muốn thoát khỏi nó một cách
tuyệt vọng.
Handel là một thiên tài âm nhạc. Dù cho cha ông muốn ông theo học
ngành Luật, nhưng từ khi còn nhỏ, ông đã hoàn toàn bị âm nhạc mê hoặc.
Năm 17 tuổi, ông tổ chức một buổi hòa nhạc tại nhà thờ ở Halle, quê hương
mình. Một năm sau, ông trở thành nghệ sĩ violin và chơi đàn clavico tại nhà
hát của hoàng đế ở Hamburg. Năm 21 tuổi, ông là bậc thầy đàn phím.
Chuyển sang sáng tác, ông nhanh chóng trở nên nổi tiếng và không lâu sau
được chỉ định làm nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc của đế hầu Hanover (sau
đó trở thành Vua George I của nước Anh.) Khi chuyển tới Anh, tiếng tăm
của ông nhanh chóng lan rộng. Ở tuổi 40, ông đã nổi tiếng khắp thế giới.
VẬN MAY ĐẢO NGƯỢC
Mặc dù tài giỏi và rất nổi tiếng, ông vẫn phải đối mặt với một tai họa.
Cuộc cạnh tranh với những nhạc sĩ đối thủ người Anh ngày càng khốc liệt.
Khán giả dễ thay đổi và đôi khi quay lưng với các màn trình diễn của ông.
Và ông thường xuyên trở thành nạn nhân của những làn sóng thay đổi
chính trị của thời đại. Đôi lần, ông cảm thấy bản thân đang trên bờ vực sụp
đổ. Bị từ chối và thất bại đã để lại cho ông nỗi đau thật khó chịu đựng nổi,
đặc biệt là sau những thành công vang dội trước đó.
Sau đó, ông gặp thêm vấn đề về sức khỏe. Ông bị tai biến mạch máu và
đột quỵ. Căn bệnh ông không thể sử dụng được 4 ngón tay ở bàn tay phải.
Mọi nỗ lực phục hồi cũng chỉ khiến ông thêm chán nản. Năm 1741, Hadel
quyết định rút về nghỉ ngơi, dù mới ở tuổi 56. Ông sống trong chán nản,
khốn khổ và nợ nần chồng chất và đinh ninh sẽ bị bỏ tù vì khoản nợ đó.
Ngày 8/4, ông tổ chức một buổi hòa nhạc cuối cùng nhưng vì chán nản và
tự thương hại bản thân, ông đã từ bỏ.
CẢM HỨNG TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC