LỜI GIỚI THIỆU
William Makepeace Thackeray sinh ngày 18 tháng 7 năm 1811 tại
Calcutta, Ấn Độ. Ông là con một viên chức của Công ty Ấn Độ, lãnh chức
vụ tài phán ủy viên
. Năm Thackeray lên 4 tuổi, cha ông từ trần, mẹ ông
tái giá. Ông theo mẹ về nước Anh, được gửi theo học trong một trường tư
thục ở Chiswich HamSơ. Lối giáo dục nghiệt ngã trong trường này khiến
ông không chịu nổi, đã có lần ông phải bỏ trốn. Ta còn thấy dấu vết trường
học này trong chương đầu cuốn Hội chợ phù hoa (Vanity Fair). Năm 18
tuổi, ông theo học luật khoa tại Đại học đường Cambridge, nhưng không
tốt nghiệp. Ông tỏ ra có khuynh hướng châm biếm ngay từ hồi còn ít tuổi.
Trong thời gian theo học tại trường đại học Cambridge, ông dành nhiều thì
giờ cộng tác với những tờ báo trào phúng, thí dụ tờ Timbutoo, tờ Người học
làm sang (The Snob
) hơn là để trau dồi những kiến thức mà ông thấy vô
ích.
Rời nhà trường, ông chính thức bước vào làng văn với những bài báo và
những truyện ngắn có tính chất châm biếm. Nhờ gia sản của cha để lại,
được hưởng một món lợi tức đồng niên khá dồi dào, ông có điều kiện du
lịch nhiều nơi tại Âu châu. Ông có sống tại Weima (Đức) một thời gian để
tìm hiểu phong tục địa phương và nghiên cứu về thi hào Goethe. Rải rác
trong tác phẩm của ông, ta còn thấy một số chi tiết miêu tả sinh hoạt của
giới quý tộc Đức, thí dụ đoạn tả tiểu triều đình Pumpernickel trong Hội
Chợ Phù Hoa. Ông cũng đã sống tại Paris một thời gian khá lâu để theo
học nghề hội họa. Trong lĩnh vực văn học cũng như trong lĩnh vực mỹ
thuật, sở trường của ông rất thống nhất: ông có biệt tài về loại tranh biếm
họa, đã một thời sinh nhai về nghề này tại Paris. Cũng tự tay ông đã vẽ
những “vi-nhét” và những tranh minh họa in kèm tác phẩm Hội chợ phù
hoa lần xuất bản thứ nhất. Kết quả của những cuộc du lịch ấy là những tập
ký sự có tính chất châm biếm như Tập ký họa thành Paris (The Paris Sketch
Book, 1840), Tập ký họa xứ Ai len (The Irish Sketch Book, 1843)v.v…
Hồi còn thanh niên, Thackeray sống một cuộc đời phong lưu, có dịp tiếp
xúc nhiều với những người thuộc tầng lớp tư sản và quý tộc, nhân đó ông