ông vua của rock ‘n’roll thì vị trí đó ở thể loại jazz, blues và ragtime là của
Al Jolson.
JOYCE James (1882-1941) nhà văn, nhà thơ biệt xứ người Ailen, được
đánh giá là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế kỉ hai mươi. Ông nổi
tiếng nhất với tiểu thuyết bước ngoặt Ulysses (1922). Các tác phẩm chính
khác của ông là tập truyện ngắn Người Dublin (Dubliners,1914), các tiểu
thuyết Chân dung người nghệ sĩ là thanh niên (A poitrait of the Artist as a
Young man,1916). Ngoài ra James Joyce còn là tác giả của các tập thơ Nhạc
thính phòng (Chamber Music.1907), Poems Pennyeach (1927). Dù số
lượng không nhiều nhưng thơ của ông có sự ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ
Anh phái Hình tượng. Mặc dù sống phần lớn thời gian ở nước ngoài nhưng
chất Ailen vẫn rất tinh tế trong các trang viết của ông. Ông vừa là nhà văn
theo chủ nghĩa toàn cầu nhất nhưng cũng là một trong số những người vẫn
giữ được chất địa phương nhất trong văn chương tiếng Anh hiện đại.
KIPLING Rudyard (1865-1936) nhà văn nhà thơ Anh đoạt giải Nobel
Văn học năm 1907. Sinh tại Mumbai, Ấn Độ. Lên sáu tuổi, ông được gửi
sang Anh học. Năm 1882, ông trở về Ấn Độ, viết truyện ngắn và làm trợ lí
tổng biên tập cho tờ Civil and Military Gazette ở Lahore. Tại đây ông khiến
cả xã hội Ấn ngạc nhiên về những hiểu biết sâu sắc của mình về đất nước
này. Năm 1896 ông quay về Anh sau một thời gian sống ở Mĩ. Tác phẩm
của ông thường phản ánh cuộc sống của người lính và nghĩa vụ của họ đối
với Đế quốc Anh. Ông nổi tiếng với khả năng quan sát, trí tưởng tượng rực
rỡ, độ chín muồi tư tưởng và tài thuật truyện xuất sắc. Những tác phẩm
được biết đến nhiều nhất của ông có The Jungle Book (Sách rừng) về sự
sống khởi nguyên có tầng bậc giá trị rõ ràng và đơn giản mà nền văn minh
không chạm đến được; Kim – được coi là cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh
hay nhất về Ấn Độ và là một trong những quyển tiểu thuyết Anh hay nhất,
trong đó nhân vật chính do dự giữa những giá trị văn hóa Đông – Tây và
cuối cùng đã chọn phương Tây nhưng vẫn canh cánh bên lòng một nỗi buồn