nhớ phương Đông. Ngoài ra, Kipling còn là nhà thơ xuất chúng. Thơ ông
gần gũi với những bài ballad dân gian về ngôn ngữ, nhịp điệu và tình hài
hước. Năm 1907, Kipling trở thành người trẻ nhất trong lịch sử nhận giải
Nobel Văn học (khi đó ông mới 42 tuổi). Tuy nhiên, ngay khi còn đang ở
trên đỉnh vinh quang và tiền bạc, ông đã tránh xa công chúng, bỏ qua những
bài phê bình thù nghịch, từ chối nhiều danh hiệu. Kể từ năm 1907, ông lui
về làng quê hẻo lánh ở Sussex (Anh) và sống ở đó cho đến cuối đời.
LAWRENCE D.H (1885-1930), nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, nhà viết
kịch người Anh. Tác phẩm của ông đề cập đến sự phi nhân tính của xã hội
hiện đại và sự công nghiệp hóa. Ông đặt ra những vấn đề về tình dục, bản
năng, tính tự nhiên, sức sống và cảm xúc như trong các tiểu thuyết Những
đứa con và người tình (Sons and Lovers), Cầu vồng (The Rainbow), Người
đàn bà đang yêu (Woman in love), và đặc biệt là Người tình của phu nhân
Chatterley (Lady Chatterley’s lover. Tư tưởng của ông khiến ông chuốc
nhiều thù oán, và ông phải chịu rất nhiều sự kiểm duyệt va ngược đãi từ nhà
cầm quyền, cuối đời, tác phẩm của ông vẫn bị hiểu sai và tài năng của ông
bị xóa nhòa vì nhãn hiệu khiêu dâm. E.M.Forster, trong cáo phó viết cho
ông, đã can đảm vượt qua dư luận mà công nhận ông chính là “tiểu thuyết
gia sáng tạo nhất trong thế hệ của mình”. Ngày nay, ông được xem như nhà
tư tưởng có tầm nhìn xa và là đại diện ưu tú của chủ nghĩa hiện đại trong
văn học Anh, bất chấp vẫn còn một số nhà hoạt động nữ quyền phản đối
thái độ của ông về tình dục và phụ nữ thể hiện trong tác phẩm.
LEWIS Wyndham (1882-1957), họa sĩ và tác giả người Anh. Ông là
người đồng sáng lập ra trường phái Vị lai trong hội họa, và làm biên tập
viên của tạp chí văn học của những người theo trường phái Vị lai, BLAST.
Các tiểu thuyết của ông có Tarr (lấy bối cảnh Paris), và Kỉ nguyên con
người (The human age). Trong những năm 1930, mối quan hệ và các hoạt
động của ông đều dành cho chính trị. Bất chấp bệnh tật với nhiều lần phẫu