HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 106

(1974). Nguồn an ủi của tôi là chúng tôi không phải chịu sự tổn
thất nặng về việc làm; tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì khoảng
4,5%.

Sau khi phục hồi vào năm 1975, chúng tôi đã có quyền chọn

lựa hơn. Khi nhân viên EDB của chúng tôi hỏi phải duy trì mức
thuế suất bảo hộ trong bao lâu đối với nhà máy lắp ráp dây
chuyền xe hơi do một công ty địa phương làm chủ, giám đốc tài
chính công ty Mercedes– Benz trả lời cộc lốc, “mãi mãi”, vì lý do
là các công nhân Lao động không có năng suất bằng người Đức.
Chúng tôi đã không do dự bỏ mức thuế suất và cho phép nhà
máy đóng cửa. Không lâu sau, chúng tôi cũng rút dần sự bảo hộ
đối với các nhà máy lắp ráp mặt hàng tủ lạnh, máy điều hòa,
tivi, radio và các sản phẩm điện, điện tử khác.

Cuối thập niên 70, những khó khăn tồn đọng của nạn thất

nghiệp và thiếu nguồn đầu tư đã lùi xa. Vấn đề hiện tại là phải
làm thế nào để cải tiến chất lượng của những nguồn đầu tư mới
và cùng với nó là vấn đề về trình độ cũng như kỹ năng của lực
lượng Lao động. Chúng tôi đã tìm thấy nội địa mới của mình ở
Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản. Phương tiện thông tin và vận
chuyển hiện đại đã giúp chúng tôi có thể liên kết với những
quốc gia xa xôi này.

Năm 1997, chúng tôi có gần 200 công ty sản xuất của Hoa Kỳ

với trị giá đầu tư trên 19 tỷ đôla Singapore trên sổ sách. Họ
không chỉ là những nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất, mà còn
không ngừng nâng cấp sản phẩm và kỹ thuật công nghệ. Điều
này làm giảm đi chi phí cho một đơn vị Lao động, giúp họ có
khả năng trả lương cao hơn mà không mất đi tính cạnh tranh.

Nguồn đầu tư từ Nhật Bản ở mức độ khiêm tốn vào những

năm 60 và 70, đứng sau Anh và Hà Lan. Tôi đã nỗ lực để lôi kéo
sự quan tâm của người Nhật, song họ không muốn đầu tư nhiều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.