Anh, Hà Lan và Pháp chính là những người đã đặt bước chân
đầu tiên và gắn kết các quốc gia này vào với các nền kinh tế thế
giới thông qua các đế quốc của họ. Tuy nhiên, các thế lực đế
quốc trước đây còn chậm thích nghi với những mô hình đầu tư
và mậu dịch mới của kỷ nguyên hậu thuộc địa, nên đã để lại
những cánh đồng mà họ cày sẵn cho người Mỹ và người Nhật
gieo hạt.
Một vài công ty đa quốc gia từng đứng vững một thời gian
dài ở Singapore đã trở thành nạn nhân của quá trình tái thiết cơ
cấu, khám phá công nghệ hay biến động thị trường. Một trường
hợp vẫn còn khắc ghi trong trí nhớ của tôi. Sau vài năm, cuối
cùng EDB cũng đã thuyết phục được Rollei, một nhà máy sản
xuất máy ảnh của Đức, chuyển đến Singapore. Lương người Đức
quá cao làm cho họ không có khả năng cạnh tranh. Tôi đến gặp
Rollei–Werke tại Brunswick vào năm 1970 trước khi Rollei di
chuyển toàn bộ cơ sở đến Singapore để sản xuất máy ảnh, thiết
bị giữ đèn nháy và phát sáng, máy chiếu phim, ống kính, lá chắn
sáng, đồng thời sản xuất máy ảnh cho các nhãn hiệu máy ảnh
nổi tiếng khác của Đức. Hợp cùng với EDB, Rollei thành lập một
trung tâm đào tạo công nhân trong các lĩnh vực cơ học, quang
học, chế tạo công cụ và cơ học điện tử. Rollei đã tạo ra những
chiếc máy ảnh tuyệt vời, song những thay đổi trong thị trường
và công nghệ đã làm cho việc buôn bán thua lỗ. Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển (Research & Development – R&D) nằm
ở Đức, cơ sở sản xuất đặt tại Singapore. Điều này dẫn đến sự lỏng
lẻo trong việc phối hợp hoạt động và thiết lập kế hoạch. R&D tập
trung vào lĩnh vực thiết bị chụp ảnh chuyên môn, động tác
chậm, ngược lại người Nhật hướng vào những loại máy ảnh đơn
giản hơn với kính ngắm và các bộ phận cải tiến như nút điều
chỉnh tự động, máy dò tầm báo hiệu, tất cả đều có thể được thực