an ninh, đặc biệt cho con cái của họ, là rất mãnh liệt. Việc sở
hữu tài sản thay vì sống dựa vào phúc lợi đã tạo cho mọi người
quyền và trách nhiệm quyết định nên dùng tiền của họ vào việc
gì.
Sẽ luôn luôn có những thành phần thiếu trách nhiệm và bất
tài chiếm khoảng 5% dân số của chúng tôi. Họ sẽ sử dụng
phung phí bất kỳ tài sản nào, dù là nhà cửa hay cổ phiếu. Chúng
tôi cố gắng giúp họ càng có khả năng độc lập càng tốt và không
kết thúc cuộc đời tại các cơ sở phúc lợi. Quan trọng hơn, chúng
tôi cố gắng cứu con cái họ tránh lặp lại con đường xấu của bố mẹ
chúng. Chúng tôi đã sắp xếp giúp đỡ nhưng theo một cách mà
chỉ có những người không còn sự lựa chọn nào khác mới nhận
nó. Điều này hoàn toàn đối lập với quan điểm ở phương Tây, nơi
những người theo chủ nghĩa tự do khuyến khích quần chúng
tích cực đòi hỏi các quyền của họ mà không có cảm giác xấu hổ
nào, khiến gây ra một sự bùng nổ về chi phí phúc lợi.
Các chính sách của chúng tôi đã giúp người dân nỗ lực để đạt
những kết quả tốt nhất. Sự ổn định tiền tệ, một ngân sách cân
bằng và mức thuế thấp đã khuyến khích sự đầu tư đa dạng và
năng suất cao. Ngoài số tiền tiết kiệm cưỡng bách chiếm 40%
tiền lương, nhiều người còn gửi tiền tiết kiệm tự nguyện vào
Ngân hàng Tiết kiệm Bưu chính, sau này được gọi là POS Bank.
Tất cả điều này đã giúp chính phủ trả chi phí cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu, sân bay, hải cảng lớn, nhà máy
điện, bể chứa nước và một hệ thống giao thông công cộng
nhanh của thành phố. Bằng cách tránh chi tiêu lãng phí, chúng
tôi đã giữ được lạm phát thấp và không cần vay vốn từ các quỹ
nước ngoài. Từ những năm 60, chúng tôi đã có thặng dư ngân
sách hàng năm, ngoại trừ những năm 1985 đến 1987, khi
chúng tôi đang trong cuộc khủng hoảng. Chi tiêu chính phủ đạt