trấn và làng mạc khắp đảo này. Họ là những lãnh đạo địa
phương của nhiều tổ chức và câu lạc bộ khác nhau, họ tự tuyển
nhiệm thành các ủy ban giao tế trong khu vực để bàn với tôi và
các viên chức trong đoàn về việc nâng cấp đường sá, đèn đường,
ống cấp nước, cống thoát nước nhằm hạn chế lụt lội. Sau chuyến
đi của tôi, các đội thi hành nhiệm vụ sẽ đến cung cấp quỹ để
thực thi những dự án nêu trên.
Trong khi còn ở Malaysia, sau cuộc bạo động chủng tộc năm
1964, chúng tôi thành lập các “ủy ban thiện chí” nhằm giữ cho
các mối quan hệ cộng đồng tránh xung đột. Các thành viên của
ủy ban này được lấy ra từ những lãnh đạo quần chúng của các
cộng đồng khác nhau trong vùng.
Tôi dựa vào các ủy ban “giáo tế” và “thiện chí” để kết nạp
những thành viên tích cực và đầy hứa hẹn hơn vào ủy ban quản
trị (Management Committees – MC) của các trung tâm cộng
đồng và vào ủy ban tư vấn công dân (Citizens’ Consulative
Committees – CCC). MC của các trung tâm cộng đồng tổ chức các
hoạt động giải trí, giáo dục và những hoạt động khác. Còn CCC
với quỹ do chúng tôi cấp đã thực thi những dự án nâng cấp địa
phương cũng như các công trình công ích nhỏ hơn. Họ còn gây
quỹ riêng để trợ cấp phúc lợi và học bổng cho người nghèo.
Lúc bấy giờ, những người đứng đầu các cộng đồng do dự,
thậm chí còn sợ sệt khi công khai tự nhận có quan hệ với một
đảng chính trị. Họ chỉ thích được cộng tác với chính quyền. Đó
là sự ảnh hưởng từ thời thuộc địa, nhất là suốt những năm luôn
trong tình trạng khẩn cấp khi những người cộng sản nắm thế
chủ động và bất kỳ sự gắn bó nào với các đảng phái chính trị đối
đầu với MCP (đảng Cộng Sản) đều có thể tự chuốc họa vào thân.
Bằng cách tạo các thể chế nửa chính quyền như MC và CCC,
chúng tôi huy động đại bộ phận những người lớn tuổi được kính