tịch thu sổ sách của ông ta để kiểm tra thuế thu nhập, rõ ràng
ông ta không có tiền để thanh toán món nợ. Ông ta thề trong
bản khai rằng món nợ đó do một người bạn gái của ông ta, hay
như cách ông ta gọi là hôn thê của ông ta, cô Mei Siah đã trả. Vào
năm 1989, sau khi Seow đào tẩu khỏi Singapore, ở Bangkok cô
ta kể với Keng Swee rằng cô ta được một thương nhân Singapore
yêu cầu cho Seow mượn tiền. Một Tổng giám đốc điều hành của
một công ty lớn từng là nhân tình của Mei Siah trong vài năm kể
với chúng tôi rằng cô ta cực kỳ chi li chuyện tiền bạc và chẳng
bao giờ bỏ ra 350.000 đôla Singapore cho ai, và rằng cô ta vẫn
còn nợ ông ta nhiều hơn số tiền đó. Điều này làm nảy sinh ý
nghĩ cho rằng số tiền đó đến từ một cơ quan vụ lợi nào đó.
Một vấn đề cấp thiết là trực tiếp đối đầu với những kẻ buộc
tội tôi tham nhũng hay lạm dụng quyền lực. Tôi luôn luôn
đương đầu với những luận điệu như vậy. Ở nhiều quốc gia đang
phát triển, những luận điệu tố cáo hối lộ và tham nhũng ngay
tại thời điểm bầu cử là chiêu thức kinh điển và đừng bao giờ đối
phó với những luận điệu như vậy, vì e rằng sẽ gây bất lợi lớn hơn
nếu người kiện không đương đầu nổi cuộc thẩm vấn tại tòa. Tôi
chỉ tiến hành sau khi đã tham khảo ý kiến của những nhà tư
vấn cả ở Singapore lẫn ở Anh, bởi vì nếu hành động của tôi thất
bại thì bản thân tôi phải gánh chịu những chi phí nặng cho các
luật sư riêng của tôi và những luật sư của đối thủ. Mặt khác, tôi
chưa bao giờ bị kiện vì tội Phi báng vì tôi không bao giờ bôi nhọ
ai một cách sai quấy. Khi tôi nói điều gì đó về đối thủ, tôi đã có
đủ chứng cứ để hậu thuẫn cho câu nói của tôi và đối thủ của tôi
biết điều đó.
Vụ kiện chống lại sự Phi báng đầu tiên của tôi vào năm 1960
là nhằm bảo vệ văn phòng thủ tướng, chống lại Syed Ja’afar
Albar, khi đó là Tổng Thư ký của UMNO. Lúc ấy chúng tôi vẫn