Chúng tôi buộc phải trở thành một quốc gia, nếu không sẽ
phải ngừng tồn tại. Chúng tôi phải bù lỗ cho giáo dục, y tế và
nhà ở, dù rằng tôi đã cố tránh những ảnh hưởng tai hại của chủ
nghĩa phúc lợi. Tuy nhiên, người Singapore không sánh bằng
người Hong Kong về mặt nỗ lực và động cơ. Ở Hong Kong, khi
người ta thất bại, họ tự trách mình hoặc đổ cho vận rủi của họ,
rồi tự đứng lên và làm lại từ đầu với hy vọng vận may sẽ đến.
Đối với chính phủ và cuộc sống, người Singapore có thái độ
khác. Họ thích có việc làm ổn định, không phải lo âu. Khi họ
không thành công, họ đổ lỗi cho chính phủ vì họ cho rằng bổn
phận của chính phủ là phải đảm bảo đời sống của họ ngày càng
tốt hơn. Họ mong đợi chính phủ không những dàn xếp được
một sân chơi công bằng mà còn phải tưởng thưởng thậm chí
cho những người chơi tồi khi kết thúc cuộc đua. Người
Singapore bỏ phiếu cho các nghị sĩ, bộ trưởng và trông chờ họ
phân phát mọi phần thưởng có thể có.
Một nhà doanh nghiệp Hong Kong định cư ở Singapore đã
tóm tắt súc tích điều đó cho tôi nghe. Vào đầu thập niên 70, khi
ông ta xây dựng các nhà máy dệt và may mặc ở Singapore, ông
ta mang theo những quản lý người Hong Kong và thuê thêm
một số người Singapore. Đến năm 1994, những nhà quản lý
người Singapore vẫn tiếp tục làm việc cho ông ta trong khi các
quản lý người Hong Kong đã thành lập doanh nghiệp riêng và
cạnh tranh với ông ta. Họ thấy chẳng có lý do gì họ phải làm
việc cho ông ta trong khi họ am hiểu về công việc kinh doanh
không kém ông ta. Tất cả những gì họ cần là có một ít vốn, và
khi họ có vốn rồi thì họ đi luôn. Người Singapore thiếu nỗ lực
kinh doanh, và không sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đi đến thành
công và trở thành ông trùm. Trong những năm gần đây đã có
những dấu hiệu thay đổi đáng khích lệ. Khi trong khu vực có