hợp. Tôi nghĩ rằng Tưởng Kinh Quốc hẳn đã hết sức hài lòng
cho rằng Lý là người đáng tin cậy và có thể phó thác cho ông ta
tiếp tục theo đuổi chính sách của Tưởng là không bao giờ cho
phép một Đài Loan độc lập.
Trong một vài năm, Tổng thống Lý Đăng Huy vẫn tiếp tục
chính sách không đổi của Quốc Dân Đảng là chỉ có một Trung
Quốc và không có một Đài Loan độc lập. Ông ta bắt đầu tranh
thủ được đủ số cận vệ già
và một ít cận vệ trẻ
người đại lục có
chân trong Quốc Dân Đảng để nắm trọn quyền lực trong Đảng.
Tất cả những ai nắm giữ các vị trí then chốt mà có quan điểm
trái ngược hay những lời khuyên không mấy dễ chịu đều sớm bị
thải loại, trong đó có thủ tướng Hầu Bắc Thôn và Bộ trưởng
Ngoại giao Fredrick Chien Fu. Hai người này năm 1995 đã
khuyên ông ta không thăm Mỹ. Lý nhanh chóng dân chủ hóa bộ
máy nhà nước để đưa nhiều người Đài Loan hơn vào những vị
trí then chốt và để tăng cường quyền kiểm soát của mình đối
với Quốc Dân Đảng và đất nước. Những cận vệ già của Quốc Dân
Đảng trước đó đã nói với tôi rằng họ trông đợi và chấp nhận
điều chắc chắn phải đến này. Nhưng họ không biết Tổng thống
Lý sẽ chuyển giao quyền lực chính trị nhanh đến mức nào cho
đa số 90% đó thông qua những cuộc bỏ phiếu rộng rãi bầu quốc
hội và hội đồng lập pháp. Ông ta đã cải tạo chính bản thân Quốc
Dân Đảng cho đến khi rốt cuộc nhiều người đã bỏ Quốc Dân
Đảng để lập ra Tân Đảng, một nước cờ đã làm suy yếu một cách
trầm trọng khả năng nắm giữ quyền lực của Quốc Dân Đảng.
Một khi đã củng cố được vị thế của mình, Tổng thống Lý bắt
đầu thể hiện tình cảm của mình bằng lời nói, khiến các nhà lãnh
tụ Bắc Kinh kết luận rằng ông ta muốn giữ Đài Loan tách rời
khỏi Trung Quốc càng lâu càng tốt. Năm 1992, Tổng thống Lý
thông báo các điều kiện thống nhất đất nước. Ông ta định