được những mưu toan trả thù đòi thanh toán những món nợ
trong quá khứ.
Những cuộc bầu cử rộng rãi có khuynh hướng khơi lại những
vết thương cũ và làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa người Đài
Loan bản xứ và người đại lục. Để lôi kéo cái đa số 90% này, các
nhà chính trị đang nhấn mạnh bản sắc địa phương của mình.
Họ vận động bằng phương ngữ Min–nan và chế nhạo những đối
thủ người đại lục vì những người này không nói được phương
ngữ này. Một vài người còn đặt vấn đề nghi ngờ lòng trung
thành của những người đại lục với Đài Loan.
Những cuộc tấn công mang đậm màu sắc chia rẽ này khiến
các vị lãnh đạo người đại lục thuộc thế hệ già hơn cảm thấy bị
xúc phạm. Các học giả người đại lục đã góp phần xây dựng các
trường đại học và đã đào tạo nên nhiều người Đài Loan bản xứ
có tài năng. Những nhà lãnh đạo xuất chúng người đại lục như
các thủ tướng Y.S. Sun và Vũ Quốc Hoa và Bộ trưởng Tài chính
K.T. Li đã khôn khéo thực thi những chính sách giúp biến đổi
Đài Loan từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế
công nghiệp. Họ đã đặt nền móng cho những thành tựu đáng kể
của Đài Loan.
Một hậu quả đáng buồn hơn của chiến dịch bầu cử là nó góp
phần thúc đẩy sự tham gia ngày càng tăng của các hội Tam
hoàng (ma a Trung Quốc hay các hội kín). Các mối quan hệ của
Quốc Dân Đảng với hội Tam hoàng xuất hiện từ những ngày
trước chiến tranh ở Thượng Hải, khi tướng Tưởng Giới Thạch
dùng họ để chống phá cộng sản. Bọn họ theo ông ta ra Đài Loan.
Một ma a Đài Loan đã ra đời và bám rễ. Chừng nào những cuộc
bầu cử chưa dẫn tới một quyền lực thật sự thì chính phủ còn
kiểm soát được họ.