Khi hệ thống chính trị được mở toang vào cuối những năm
80 và những cuộc bầu cử trở thành những cuộc đua tranh giành
quyền lực thật sự, thì chẳng bao lâu các hội Tam hoàng đã phát
hiện rằng họ có thể thao túng để được bầu vào những cương vị
chính quyền. Đến năm 1996, khi 10% thành viên hội đồng lập
pháp toàn quốc và 30% thành viên các hội đồng lập pháp địa
phương là người của các hội kín thì họ đã trở thành một lực
lượng chính trị. Tham nhũng và việc mua phiếu bầu đã trở nên
thâm căn cố đế. Một khi đã vào được nhiệm sở, họ phải tìm cách
bù đắp những chi phí đã bỏ ra.
Tự do báo chí không thể ngăn cản được tham nhũng (“vàng
đen” mà!) hoặc đè bẹp được các hội Tam hoàng là các hội kín mà
nay có thể sánh với ma a đảo Sicile của Ý. Họ trở nên quá mạnh
đến nỗi khi một thủ lĩnh khét tiếng của băng nhóm bí mật này
bị một băng nhóm đối địch giết chết năm 1996, Quốc vụ khanh
văn phòng chính phủ của Tổng thống Lý Đăng Huy phải tỏ lòng
tôn kính công khai bằng cách gửi một bài vị tang lễ theo truyền
thống để tranh thủ những người theo băng đảng. Phó chủ tịch
quốc hội và các nghị sĩ nổi tiếng đều có mặt tại lễ tang; một số
các vị lãnh tụ đối lập cũng có mặt. Ma a đã thâm nhập vào công
nghiệp xây dựng, các hợp tác xã nông nghiệp và thậm chí cả liên
đoàn bóng chày. Chúng đã đột nhập vào những cuộc họp tổng
kết hàng năm của các công ty có niêm yết tên trên thị trường
chứng khoán và những hội đồng nhà chùa nhiều tiền; thậm chí
chúng đã bắt đầu tuyển mộ hội viên ở các trường học.
Vào tháng 6/2000, hai tuần sau khi được bổ nhiệm, Bộ
trưởng Tư pháp đầu tiên không phải là đảng viên Quốc Dân
Đảng, ông Trình Định Nam – phát biểu rằng: “Trong khu vực
Đông Á, Đài Loan là nước có những vụ tham nhũng tồi tệ nhất,
và 50 năm qua không hề làm gì để giải quyết vấn nạn này. Lý