hội dân chủ. Nhiều nhân tố có thể làm cho Trung Quốc trật khỏi
đường đua bắt kịp các nước công nghiệp hiện tại của họ. Nhân
tố đầu tiên và tối quan trọng là Đài Loan. Nếu các lãnh đạo
Trung Quốc cảm thấy rằng Đài Loan sắp sửa độc lập và có thể
mất nó, họ sẽ không còn khách quan và biết tính toán như cũ,
và có thể hành động với những hậu quả khôn lường. Nhân tố kế
tiếp là sự đô thị hóa nhanh chóng. Hiện tại, 30% đến 35% trong
số 1,3 tỉ người Trung Quốc sống ở thị trấn và các thành phố.
Tính đến năm 2050, con số đó sẽ là 80%, đó là những con người
có kiến thức và khả năng huy động đại chúng thông qua các
phương tiện điện tử. Họ có khả năng thực hiện điều này dễ dàng
hơn giáo phái Falungong,
một tổ chức hoạt động thông qua
mạng Internet với khoảng 10.000 giáo dân từng nhóm họp
bằng cách im lặng ngồi thiền quanh Trung Nam Hải, nơi trú
ngụ của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản hồi tháng 4/1999 ở Bắc
Kinh. Cơ cấu chính trị của Trung Quốc phải cho phép công dân
họ tham gia và kiểm soát hơn nữa cuộc sống của họ, bằng
không sẽ có những áp lực gây bất ổn cho xã hội, đặc biệt là trong
giai đoạn kinh tế đang đi xuống.
Nhân tố thứ ba là những khác biệt quá lớn về mức thu nhập,
tỷ lệ tăng trưởng và chất lượng sống giữa những tỉnh thành
vùng ven sông, ven biển trù phú và những tỉnh lị nằm sâu trong
đất liền không thuận lợi. Bất kể việc mở rộng đường sá, đường
sắt, sân bay và những cơ sở hạ tầng khác do chính phủ trung
ương xây dựng có thể mang đến những ngành công nghiệp,
thương mại, đầu tư và khu du lịch, họ vẫn còn tụt hậu. Điều này
có thể làm tăng thêm sự bất mãn ở nông dân, gây ra những căng
thẳng và những sự di cư hàng loạt. Hơn nữa, khi ngày càng
nhiều người Hán định cư ở các tỉnh thành biên giới như Tây