C
HƯƠNG
40
Chuyển giao quyền lực
Khi tôi ngẫm nghĩ lại tình thế khó khăn của Suharto vào năm
1998 – lúc ông ta bị buộc từ chức và chuyển giao quyền hành
cho một phó tổng thống mà ông ta đánh giá là không đủ khả
năng kế vị ông – tôi mừng vì đã từ chức thủ tướng vào tháng
11/1990. Tôi vẫn điều khiển tình hình chính trị cùng một nền
kinh tế đang hoạt động mạnh. Sức khoẻ tôi vẫn còn tốt. Song
nếu tôi không rút lui, có thể tôi đã bị sập bẫy trong cơn khủng
hoảng tài chính cùng với độ nhạy bén và sức lực ngày càng giảm
sút của tôi. Trái lại, trong chín năm qua, tôi đã giúp người kế
nhiệm của tôi là Goh Chok Tong và đội ngũ những bộ trưởng trẻ
tuổi của anh ta yên tâm làm tròn nhiệm vụ của chính phủ
Singapore. Thủ tướng Goh giữ tôi lại trong nội các với cương vị
là Bộ trưởng cấp cao. Vì không bị áp lực phải ra quyết định hàng
ngày, nên tôi có thể suy nghĩ đến những vấn đề về lâu về dài lớn
hơn và góp phần cho những giải pháp hoàn chỉnh hơn.
Kinh nghiệm của tôi về những diễn biến ở châu Á đã dẫn tôi
đến kết luận rằng để có một chính quyền tốt, chúng tôi cần có
những con người tốt. Dù hệ thống chính quyền có tốt đến đâu
mà người lãnh đạo tồi thì sẽ đem lại nhiều điều tai hại cho nhân
dân. Mặt khác, tôi đã chứng kiến nhiều xã hội được điều hành
tốt mặc dù hệ thống chính quyền tồi, đó là nhờ có những người
lãnh đạo tài giỏi, kiên quyết nắm quyền. Tôi cũng đã chứng kiến
trên 80 bản hiến pháp do Anh và Pháp soạn thảo trước đây cho
các thuộc địa của họ bị thất bại, song không phải do những sai
lầm trong hiến pháp. Đơn giản là do không có những điều kiện
tiên quyết cho một hệ thống chính quyền dân chủ. Không có