C
HƯƠNG
15
Ba phần tư độc lập
Mười một tháng sau khi cuộc hội nghị hiến định đầu tiên thất
bại, chúng tôi quay lại London dự kỳ họp lần thứ hai. Kỳ họp
này được tổ chức trong bầu không khí hoàn toàn khác. Những
bất đồng giữa các bên được thảo luận cặn kẽ và các giải pháp
được đồng ý trên nguyên tắc. Vào ngày 7/2/1957, Tổng ủy viên
Lim Yew Hock đã kêu gọi một cuộc họp liên đảng, cuộc họp đầu
tiên trong tám cuộc họp nhằm xác định những nét cơ bản của
hiến pháp mới, một tháng sau một hồ sơ gồm đủ các ý kiến khác
nhau được đệ trình lên Hội đồng lập pháp. Kiến nghị của Lim
thì thực tế và khiêm tốn: “Nhằm đạt được từ chính phủ Vương
quốc Anh quy chế của một xứ tự trị với tất cả quyền lực, sức
mạnh và đặc quyền gắn với những vấn đề nội bộ, và quyền kiểm
soát thương mại cũng như các quan hệ văn hóa trong việc đối
ngoại”.
Không có cố gắng nào nhằm che đậy sự kiện khó chịu rằng
đây không phải là nền độc lập, và rằng chủ quyền vẫn trong tay
người Anh. Như tôi sẽ chỉ ra sau này, điều đó có nghĩa là họ sẽ có
thể hủy bỏ hiến pháp bất cứ lúc nào, và sẽ có đủ lực lượng quân
đội Anh tại đất nước này để thực hiện bất cứ sự hủy bỏ nào như
thế. Cuộc tranh luận tiến hành suôn sẻ, đặc biệt là khi David
Marshall vắng mặt ở Borneo vì công việc pháp lý. Chính quyền
Tunku đã nói với Lim Yew Hock rằng ông ta rất vui lòng có
người đại diện ngồi trong Hội đồng an ninh nội chính ba bên
được đề nghị; và Lennox–Boyd hiện cũng vui lòng chấp thuận
điều này, tùy thuộc vào việc xác định rõ những gì hội đồng có
thể và không thể làm.